Cấp ủy tham gia dân vận dự án đầu tư - cách làm mới ở Sa Pa

Bài 2: Bám cơ sở, nắm chắc dân

LCĐT - Thực hiện Quyết định 1902 của UBND tỉnh, căn cứ vào tình hình thực tế, ngày 6/3/2020, Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa ban hành Quyết định số 94 về thành lập Tổ công tác 1902 nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trên địa bàn thị xã. Ngay sau khi được thành lập, lãnh đạo, các thành viên Tổ công tác đã tăng cường bám cơ sở, nắm chắc Nhân dân để trực tiếp giải quyết từng vướng mắc, từng hộ.

>>> Bài 1: Cái khó của Khu Du lịch quốc gia

Sát cơ sở, gần gũi Nhân dân

Một ngày cuối năm 2020, chúng tôi cùng Tổ công tác 1902 do Tổ trưởng, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Thào A Sinh làm Trưởng đoàn đến nắm tình hình, giải quyết vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình, dự án đầu tư tại xã Ngũ Chỉ Sơn. Cụ thể là việc nắm tình hình, vận động giải phóng mặt bằng liên quan đến 14 hộ (tính đến thời điểm kiểm tra) chưa bàn giao mặt bằng thi công công trình đường liên xã từ Bản Khoang (cũ) tới xã Phìn Ngan (huyện Bát Xát).

Thành viên Tổ công tác 1902 tham gia dân vận tại thôn Phìn Hồ, xã Ngũ Chỉ Sơn.

Thành viên Tổ công tác 1902 tham gia dân vận tại thôn Phìn Hồ, xã Ngũ Chỉ Sơn.

Tại hiện trường công trình, Tổ công tác và cán bộ xã đã trực tiếp nghe người dân phản ánh, thắc mắc những vấn đề như công trình ảnh hưởng ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng, đơn giá thấp, kiểm đếm thiếu, thậm chí có hộ còn lo lắng vấn đề chưa xảy ra (sụt sạt ta - luy đường ảnh hưởng sản xuất)... Căn cứ từ thực tế, Tổ công tác vừa phân tích, giải thích cho các hộ có điểm thắc mắc chưa đúng, vừa ghi vào biên bản những đề nghị có lý để chuyển tới cơ quan có trách nhiệm giải quyết. Trong một buổi làm việc chưa thể giải quyết dứt điểm tất cả những trường hợp đang vướng mắc nhưng đã giảm bớt sự căng thẳng trong dân, người dân cũng đồng ý với cách vận động, giải quyết của Tổ công tác 1902.

Buổi chiều cùng ngày, chúng tôi tiếp tục theo chân anh Trần Phong Ba, Phó Trưởng Ban Dân vận Thị ủy Sa Pa, cơ quan thường trực Tổ công tác 1902 cùng cấp, Chủ tịch UBND xã Ngũ Chỉ Sơn tới Phìn Hồ để nắm tình hình vướng mắc trong thi công tuyến đường Bản Khoang nối với xã Tả Phìn.

Từ trung tâm xã tới thôn Phìn Hồ là quãng đường trơn trượt và lầy lội vì đang thi công dang dở. Thôn Phìn Hồ ở ngang lưng núi với những mái nhà lợp gỗ cổ kính quần tụ bên cánh rừng tự nhiên hoang vu. Chủ tịch UBND xã Ngũ Chỉ Sơn cho biết, một số hộ trong thôn trước đây chưa đồng thuận bởi việc áp giá, đền bù chưa tương xứng và vướng mắc do tranh chấp đất đai trên phạm vi tuyến đường đi qua từ lâu chưa được giải quyết dứt điểm.

Tại một bãi đất rộng ở giữa thôn, mấy người trung niên đang tụ tập trò chuyện rôm rả, vừa nhác thấy anh Trần Phong Ba thì bước tới chào hỏi, bắt tay vồn vã. Chỉ vào người đàn ông trạc tuổi 50 - 55, anh Ba giới thiệu: Đây là anh Lý Khuẩy Tình, vừa rồi, anh đã nhận 52 triệu đồng, mới đây, gia đình có mong muốn được hỗ trợ thêm vì lượng đất đá lăn vào diện tích thảo quả ngoài phạm vi đền bù. Các cơ quan chức năng của thị xã đang đo đạc lại, nếu đúng như vậy thì anh sẽ sớm nhận được quyền lợi của mình thôi.

Anh Ba nói tới đây, cả hai cùng nắm chặt tay nhau cười chan hòa.

Sau hồi hỏi thăm tình hình, trò chuyện rôm rả, anh Ba và chúng tôi xin phép ra về trong sự tiếc nuối của những người dân có mặt tại đây. Ai đó trong nhóm người dân còn nói với theo: “Cán bộ Ba hỏi xem khi nào đường thi công tiếp nhé, bà con cơ bản đồng ý rồi!”. Hồi sau, Phó Trưởng Ban Dân vận mới kể, từ khi có Tổ công tác 1902 thực hiện nhiệm vụ, anh và các thành viên, cán bộ trong Ban Dân vận thường xuyên có mặt tại thôn Phìn Hồ, nhờ đó mà biết từng hộ, nắm từng trường hợp cụ thể có liên quan đến dự án, tiếp cận, trao đổi để biết người dân mong muốn gì, từ đó đề xuất cách làm cho hiệu quả…

“Quả ngọt đầu mùa”

Nhớ lại câu chuyện buổi sáng, đi cùng đoàn với Phó Bí thư Thào A Sinh còn có chị Lưu Ngân Hà, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị xã Sa Pa, thành viên Tổ công tác 1902. Chị Hà thông tin với phóng viên: Thôn Phìn Hồ, xã Ngũ Chỉ Sơn thời điểm cuối quý III năm 2020 có 20 hộ không đồng thuận việc thi công tuyến đường Bản Khoang - Tả Phìn do khúc mắc về giải phóng mặt bằng liên quan đến xác định chủ sở hữu một số diện tích đất sản xuất, việc mở tuyến khiến đất đá lăn vào nương thảo quả nhưng người dân chưa được đền bù thỏa đáng. Các cơ quan có liên quan, chủ đầu tư, chính quyền địa phương đã vào cuộc giải quyết nhưng không đạt hiệu quả. Do đó, Tổ công tác 1902 của thị xã đảm nhận phần vận động, tuyên truyền. “Mình muốn dân nghe trước hết phải sát cơ sở, nắm chắc tâm tư Nhân dân, hiểu tường tận sự việc. Gần gũi mới dễ nói chuyện, chuyện trò nhiều, thân thiện thì khi vận động, thuyết phục bà con mới nghe”.

Nhiều công trình giao thông ở thị xã Sa Pa được đẩy nhanh tiến độ nhờ sự đồng thuận của người dân.
Nhiều  công trình giao thông ở thị xã Sa Pa được đẩy nhanh tiến độ nhờ sự đồng thuận của người dân.

Thực tế là sau một thời gian ngắn, số hộ không đồng thuận đã giảm xuống còn 8, khi chúng tôi có mặt chỉ còn 1 - 2 hộ thắc mắc nhưng không gay gắt như trước.

Cũng trong buổi sáng hôm đó, Tổ công tác 1902 đã làm công tác dân vận với trường hợp ông Lý Phủ Tình ở thôn Lủ Khấu, xã Ngũ Chủ Sơn. Ông Tình có 1 thửa ruộng rộng 104 m2 gần công trình đường giao thông Bản Khoang- Phìn Ngan, một ngày kia, mảnh ruộng bỗng xuất hiện khe nứt. Cho rằng việc thi công đường làm nứt ruộng nên vợ ông đã ra ngăn cản thi công công trình.

Đại diện Tổ công tác 1902 đã thuyết phục gia đình ông Tình rằng cơ quan chuyên môn sẽ sớm kiểm tra để xác minh, nếu do thi công thì tổ đề nghị cơ quan có trách nhiệm đền bù, hỗ trợ kịp thời, nếu không, gia đình cần tạo điều kiện cho chủ đầu tư tiếp tục thi công, tránh gây thiệt hại cho Nhà nước. Sau khi được cán bộ thị xã giải thích, ông Lý Phủ Tình thừa nhận: Cán bộ nói thế còn dễ hiểu, dễ nghe, chứ cứ như cán bộ đi thống kê, áp giá đền bù và cán bộ quản lý thi công nói thì dân không thông được!

Trước đó, ông Tẩn Vần Chòi ở thôn Suối Thầu dù đã nhận đủ tiền đền bù từ dự án đường giao thông liên xã Bản Khoang - Phìn Ngan vẫn có hành động ngăn cản thi công công trình với lý do rất đặc biệt. Ông Chòi cho rằng mái ta-luy của tuyến đường cao quá, nếu ngày nào đó sạt xuống mảnh ruộng (cách đó một quãng khá xa) sẽ gây thiệt hại cho gia đình. Dù các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ thi công đã làm nhiều cách nhưng không lay chuyển suy nghĩ của ông Chòi. Chỉ đến khi Tổ công tác 1902 vào cuộc tuyên truyền, vận động, ông Chòi mới thông, việc thi công công trình mới suôn sẻ.

Bám cơ sở, gần dân, sát dân để hiểu dân thì việc khó thành dễ, việc phức tạp thành đơn giản. Đó là khẳng định của Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Sa Pa - Thào A Sinh về hiệu quả hoạt động của Tổ công tác 1902.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Đúng 17h ngày 13/3/1954, quân đội ta nổ phát súng đầu tiên tấn công vào cứ điểm Him Lam và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở đầu cho 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng và oanh liệt, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ - cát -xtơ - ri vào ngày 7/5/1954.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Tiếp bước dấu chân các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến Lào Cai năm xưa tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi rời thị xã Nghĩa Lộ, bám theo Quốc lộ 32 tới ngã ba Ba Khe thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì rẽ qua Quốc lộ 37 (đường số 13 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ) để tới huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La- miền quê đã chứng kiến nhiều sự kiện, các hoạt động cách mạng hào hùng liên quan đến công cuộc giải phóng Điện Biên.

Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Rời mảnh đất Than Uyên nắng gió, tiếp tục hành trình theo dấu chân các dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, điểm đến tiếp theo của đoàn công tác Báo Lào Cai là thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Chính ở nơi đây năm xưa diễn ra chiến thắng đồn Nghĩa Lộ vang dội, mở màn cho Chiến dịch Tây Bắc tháng 10 năm 1952, tạo tiền đề cho Chiến dịch Đông Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần làm “thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới”.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ-Cát: Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Huyện Than Uyên thuộc sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Than. Trong lịch sử, Than Uyên là một trong những điểm dừng chân của bộ đội, điểm trung chuyển quân lương của dân công hỏa tuyến từ Lào Cai và các tỉnh vùng Đông Bắc đến chiến trường Điện Biên Phủ. Có hai ngả chính từ Lào Cai đến Than Uyên là ngược Sa Pa, tới huyện Tam Đường (ngã ba Bình Lư) rồi xuôi Tân Uyên, tới Than Uyên và ngả từ huyện Văn Bàn, vượt “cửa gió” Khau Co tới Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

fb yt zl tw