“Gỡ vướng” cho các doanh nghiệp khai thác cát, sỏi

Bài 1: Thiếu bãi tập kết… doanh nghiệp gặp khó khăn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, một số doanh nghiệp đã được cấp giấy phép khai thác các mỏ cát, sỏi nhưng việc xác định khu vực phụ trợ, bãi tập kết sản phẩm gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, tiêu thụ và phát sinh vấn đề về môi trường.

Huyện Bảo Yên có số lượng điểm mỏ khai thác cát, sỏi và vật liệu xây dựng lớn nhất nhì tỉnh. Trên địa bàn huyện hiện có 10 đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản (cát, sỏi). Trong số 8 đơn vị đang hoạt động khai thác thì quá nửa số điểm mỏ thiếu bãi tập kết sản phẩm. Để có điểm tập kết khoáng sản, các doanh nghiệp phải đi thuê đất của các hộ hoặc tự san gạt các diện tích đất bãi bồi ven sông.

TN1.jpg
Việc bố trí khu vực tập kết cát, sỏi sau khi khai thác đang gặp nhiều vướng mắc.

Mỏ khai thác cát của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Linh Nam nằm tại đoạn sông Chảy qua xã Tân Dương, xã Xuân Hòa và xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) được UBND tỉnh cấp phép năm 2019 (thời gian khai thác là 15 năm). Trong giấy chứng nhận đầu tư, mỏ có diện tích 17,7 ha với khu vực khai thác là 16,9 ha và khu vực bãi chứa là 0,17 ha; công suất khai thác 15.000 m3/năm. Tuy nhiên, sau gần 6 năm đi vào hoạt động, mỏ này vẫn chưa có đất để xây dựng khu tập kết cát, sỏi mà phải bỏ tiền thuê đất của một số hộ làm bãi tập kết, chi phí mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Một đại diện của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Linh Nam cho biết: Mặc dù trong giấy phép khai thác, UBND tỉnh nêu rõ bố trí khu vực bãi chứa là 0,17 ha cho mỏ nhưng trên thực tế đơn vị không giải phóng được mặt bằng. Hằng năm, chúng tôi đều kiến nghị với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tìm giải pháp tháo gỡ nhưng vẫn chưa thể xây dựng được bãi tập kết, do quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013, dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc trường hợp Nhà nước không đứng ra thu hồi, mà phải tự thỏa thuận đền bù với người có đất.

Tại huyện Bảo Thắng, dọc sông Hồng đoạn qua khu vực thôn An Tiến, xã Sơn Hải có 2 mỏ cát, sỏi được cấp phép cho Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư xây dựng Minh Ngọc khai thác. Thế nhưng, hiện nay chỉ có 1 điểm mỏ có bãi tập kết, 1 điểm mỏ chưa có bãi tập kết bởi toàn bộ đất khu vực bờ sông gần điểm mỏ này đều đã có trong quy hoạch sử dụng với các mục đích khác nhau mà không có quy hoạch đất tập kết vật liệu.

4.jpg

"Nếu đối chiếu theo Luật Đất đai hiện hành thì việc tập kết tại đây là không đúng quy định nhưng nếu không tập kết thì không biết để cát, sỏi ở đâu và sẽ phải dừng khai thác. Chúng tôi đã nhiều lần làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện đề nghị hỗ trợ nhưng đến nay vẫn chưa thể tháo gỡ", ông Phạm Văn Hải, đại diện Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư xây dựng Minh Ngọc cho biết.

Không may mắn như Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư xây dựng Minh Ngọc là tuy không có bãi tập kết được cấp phép nhưng vẫn đi thuê đất để lập tạm thời, Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Công Chiểu trúng thầu khai thác 1 mỏ cát trên sông Hồng đoạn qua xã Sơn Hà (huyện Bảo Thắng) từ năm 2018. Trước khi được cấp phép khai thác, đơn vị này đã phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nhiều tỷ đồng. Thế nhưng sau 5 năm kể từ ngày được cấp quyền khai thác, đến nay doanh nghiệp này vẫn chưa thể tổ chức khai thác cát.

Xanh dương và Đen Thiên nhiên Đậm Bản thuyết trình Đơn giản (2).jpg

Ông Nguyễn Công Chiểu, đại diện Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Công Chiểu cho biết: Chúng tôi chưa đưa được hạt cát nào lên bờ bởi mỏ được cấp phép dưới sông mà bãi tập kết trên bờ không được cấp phép, phải tự thỏa thuận đền bù giải phóng mặt bằng và cũng phải phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc đưa cát lên bất cứ điểm nào cũng sẽ là sai quy định. Nếu kéo dài tình trạng này, sẽ đến lúc chúng tôi không thể trụ được bởi nguồn vốn đầu tư một phần vay từ ngân hàng.

“Từ khi trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản đến khi hoàn thiện thủ tục để có thể khai thác, doanh nghiệp đã phải đôn đáo hoàn thiện rất nhiều thủ tục, trong đó thủ tục xin cấp phép bãi tập kết được coi là khó hơn lên trời bởi không sở, ban, ngành nào có thể độc lập giải quyết”, ông Chiểu cho biết thêm.

2.jpg

Có thể nói, việc xác định khu vực phụ trợ, bãi tập kết sản phẩm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động khai thác, tiêu thụ cát, sỏi tại địa phương và phát sinh những vấn đề về kiểm soát tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Những bất cập về bố trí bãi tập kết cho các điểm mỏ khai thác cát, sỏi ở lòng sông, suối đã diễn ra nhiều năm nay, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nhưng không hiểu vì lý do gì mà cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương chưa tìm được giải pháp tháo gỡ. Trong khi hiện nay, việc xây dựng hạ tầng trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, nhu cầu cát, sỏi rất lớn, tình trạng khan hiếm đã diễn ra ở một số địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Tại huyện Bảo Yên, những phụ phẩm lâm nghiệp như vỏ cây, cành, ngọn, mùn cưa, ván vụn… vốn bị xem là rác thải, nay đang được “hồi sinh” thành viên nén sinh học, một sản phẩm có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xử lý chất thải trong ngành chế biến lâm sản mà còn tạo việc làm cho người dân địa phương.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Sau 10 năm vận hành vẫn thiếu đường gom dân sinh

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Sau 10 năm vận hành vẫn thiếu đường gom dân sinh

Sau hơn một thập niên đưa vào vận hành, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai vẫn còn những “khoảng trống” về hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường gom dân sinh. Vì thiếu đường gom dân sinh nên nhiều hộ dân sống ven tuyến đường đoạn qua tỉnh Lào Cai hằng ngày đang phải bất đắc dĩ vượt qua các lối mở tạm, đi chung với xe tải, xe container chạy tốc độ cao. Những kiến nghị kéo dài nhiều năm của người dân và chính quyền địa phương vẫn chưa nhận được hồi đáp thỏa đáng từ phía chủ đầu tư. 

Họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25

Họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25

Sáng 04/6, UBND tỉnh tổ chức họp bàn Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 25 năm 2025. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.

[Ảnh] Cuộc họp trong đêm và lời hứa giúp người dân có cuộc sống tốt hơn

[Ảnh] Cuộc họp trong đêm và lời hứa giúp người dân có cuộc sống tốt hơn

Mặc dù không nằm trên hướng tuyến dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi qua, huyện Bát Xát vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các khu tái định cư phục vụ cho việc di chuyển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm trong hành lang tuyến dự án trọng điểm này. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công của dự án, đồng thời ổn định đời sống cho người dân bị ảnh hưởng.

[Ảnh] Mỗi ngày - nghìn tấn phôi thép ra lò

[Ảnh] Mỗi ngày - nghìn tấn phôi thép ra lò

Sau thời gian dài dừng hoạt động, đến nay Nhà máy Gang thép Lào Cai đang vận hành ổn định, mỗi ngày cho ra lò khoảng 1.200 tấn phôi thép, đảm bảo việc làm, thu nhập cho hơn 1.000 lao động.

Dưới đây là một số hình ảnh sản xuất tại Nhà máy Gang thép Lào Cai.

[Ảnh] Ngược dốc đếm cây giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

[Ảnh] Ngược dốc đếm cây giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Những ngày qua, xã Tân An (huyện Văn Bàn) đã huy động đội ngũ cán bộ, công chức xã phối hợp với các tổ giải phóng mặt bằng của huyện gấp rút thống kê, đo đếm đất đai, nhà cửa, tài sản của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

fb yt zl tw