“Kỳ tích” phát triển đảng viên nữ dân tộc thiểu số ở Nậm Chảy

Bài 1: Nậm Chảy - Đảng bộ xã có gần 50% đảng viên nữ

LCĐT  - Bấy lâu nay, công tác phát triển đảng viên ở những xã vùng cao, biên giới, đặc biệt là nữ người dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai luôn là bài toán khó. Vậy nhưng, đến xã Nậm Chảy (huyện Mường Khương), chúng tôi bất ngờ khi biết gần 50% đảng viên của Đảng bộ xã là phụ nữ, đặc biệt, nhiều người là dân tộc thiểu số.
 

Đến thôn Sảng Lùng Phìn, Bí thư Chi bộ Phàn Khái Quang cho hay: Chi bộ Sảng Lùng Phìn có 13 đảng viên, trong đó 4 đảng viên nữ. Người là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, người là cán bộ văn hóa, cán bộ tư pháp xã, người đảm nhiệm chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn… mỗi người một cương vị nhưng đều rất nhiệt tình, trách nhiệm, gương mẫu thực hiện các nhiệm vụ chi bộ giao. Nhờ đó, Chi bộ Sảng Lùng Phìn nhiều năm được đánh giá hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thôn nhiều năm liền đạt thôn văn hóa.
Nhờ sự nhẹ nhàng, khéo léo, các nữ đảng viên thường làm tốt việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tảo hôn, sinh con thứ 3; phòng, chống bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới; thực hiện phong trào bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh, tiến bộ… Đảng viên nữ còn làm nòng cốt trong việc vận động người thân, dân bản giữ gìn nhà ở sạch sẽ, chăm sóc trẻ em, chăm lo cho con cháu học hành chuyên cần, tiến bộ.

 

Đảng bộ xã Nậm Chảy tạo đột phá về phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số.
Đảng bộ xã Nậm Chảy tạo đột phá về phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số.

Đi dọc con đường vành đai biên giới thuộc địa bàn xã Nậm Chảy gặp màu xanh bạt ngàn của những vạt đồi chuối - loại cây trồng giúp bao người dân nơi đây thoát đói nghèo. Đồng chí Ma Chiến Phúc, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Chảy cho biết: Chị Lù Thị Lan, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ kiêm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Sấn Pản, xã Nậm Chảy chính là người tiên phong đưa giống cây trồng này về thôn, từ đó nhân rộng ra toàn xã. Theo gương chị Lan, không chỉ phụ nữ Sấn Pản mà nhiều thôn, bản khác của Nậm Chảy cũng đã thu hẹp diện tích trồng ngô hiệu quả thấp chuyển sang trồng chuối. Đến thời điểm này, quy mô trồng chuối của địa phương đã trên 300 ha. 
Chị được nhận danh hiệu “Phụ nữ tiêu biểu” năm 2019; nhận Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Mường Khương vì đã có thành tích tiêu biểu trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trên địa bàn huyện, giai đoạn 2014 - 2019. Với những cống hiến của mình, t
háng 7/2022, chị Lù Thị Lan vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Chị Lù Thị Lan, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ kiêm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Sấn Pản chính là người tiên phong đưa cây chuối mô về trồng tại xã Nậm Chảy, từ đó giúp nhiều chị em phụ nữ thoát nghèo.
Chị Lù Thị Lan, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ kiêm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Sấn Pản chính là người tiên phong đưa cây chuối mô về trồng tại xã Nậm Chảy, từ đó giúp nhiều chị em phụ nữ thoát nghèo.

Luôn nhanh nhẹn, hoạt bát, tích cực với hoạt động tình nguyện, xung kích vì cộng đồng, “thủ lĩnh” Đoàn Thanh niên xã Nậm Chảy là Ly Vần Hương tâm sự: Là Bí thư Đoàn Thanh niên của xã biên giới Nậm Chảy, tôi thường xuyên tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền xã tổ chức các hoạt động của tuổi trẻ hướng về cơ sở như hoàn thành công trình “Thắp sáng làng quê” với tuyến đường điện dài 1,5 km, trị giá 60 triệu đồng; tham gia bảo dưỡng đường giao thông nông thôn, làm nhà tiêu hợp vệ sinh; tổ chức các chương trình “Xuân biên cương”, “Tháng Ba biên giới”, tình nguyện mùa đông… góp phần xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2021 đến nay, tổ chức đoàn đã giới thiệu cho Đảng bộ xã 18 quần chúng ưu tú để bồi dưỡng kết nạp Đảng, trong đó có 11 quần chúng đã được kết nạp Đảng.

Theo ông Ma Chiến Phúc, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Chảy, đảng viên nữ đầu tiên của xã là cụ Lèng Bao Xìn, dân tộc Nùng, sinh năm 1930, kết nạp Đảng năm 1959. Trước đây, công tác phát triển đảng viên nữ trên địa bàn xã gặp rất nhiều khó khăn, một số chi bộ nhiều năm không kết nạp được đảng viên nữ. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là do thiếu nguồn trong một thời gian dài.
“Từ lâu, đồng bào vùng cao vẫn có quan niệm phụ nữ không cần học nhiều, chỉ cần chăm lo việc gia đình và ở nhà lao động nên ít phụ nữ người Pa Dí, người Mông, người Nùng ở Nậm Chảy được học hành đầy đủ. Điều này khiến việc chọn quần chúng nữ ưu tú để bồi dưỡng kết nạp Đảng gặp trở ngại vì nhiều người không đủ điều kiện về trình độ học vấn. Mặt khác, một số chị em tích cực phấn đấu, muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng nhưng gia đình lại không đồng thuận. Ngoài ra, một số phụ nữ vùng cao vẫn ngần ngại, chưa tha thiết phấn đấu vào Đảng” - Bí thư Đảng ủy xã Ma Chiến Phúc cho hay.

Nhận thức được việc phát triển đảng viên nữ trên địa bàn xã rất quan trọng, cấp ủy đảng, chính quyền xã Nậm Chảy đã đưa ra nhiều giải pháp tạo nguồn kết nạp đảng viên nữ. Trước hết, Đảng ủy xã chỉ đạo các chi bộ làm tốt công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân, giúp bà con thấy được vai trò quan trọng trong việc phấn đấu vào Đảng, đặc biệt đối với phụ nữ.

Các quần chúng, đảng viên nữ dân tộc thiểu số góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Các quần chúng, đảng viên nữ dân tộc thiểu số góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Trong 16 chi bộ thuộc Đảng bộ xã Nậm Chảy thì Chi bộ Cốc Ngù đứng đầu về số đảng viên nữ, với 8/16 đảng viên. Ông Ly Sảo Sáng, Bí thư Chi bộ Cốc Ngù cho biết: Kinh nghiệm của chi bộ là xác định mỗi đảng viên phải là người tiên phong, gương mẫu trong việc tuyên truyền cho bà con trong thôn, gia đình, dòng họ tích cực phấn đấu, học tập, tham gia công tác xã hội, trở thành những quần chúng ưu tú, làm nền tảng để phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên nữ. Như gia đình tôi hiện nay có 4 người là đảng viên, trong đó có 2 đảng viên nữ là con gái và con dâu.
Được biết, một trong những giải pháp quan trọng của xã Nậm Chảy chỉ đạo các tổ chức đoàn thể và các chi bộ quan tâm bồi dưỡng nữ quần chúng ưu tú để kết nạp Đảng. Xã cũng tạo điều kiện để sinh viên mới ra trường trở về quê hoặc học sinh tốt nghiệp THPT không đi học tiếp có môi trường tích cực tham gia các hoạt động tại thôn, xã. Vì thế, nguồn kết nạp đảng viên nữ được cải thiện.

Đa số đảng viên nữ người dân tộc thiểu số ở các chi bộ đều rất trẻ.
Đa số đảng viên nữ người dân tộc thiểu số ở các chi bộ đều rất trẻ.

Nhờ làm tốt công tác tạo nguồn đảng viên và quan tâm bồi dưỡng kết nạp đảng viên nữ người dân tộc thiểu số, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ xã Nậm Chảy kết nạp được 58 đảng viên, trong đó có 31 đảng viên nữ. Đây là nhiệm kỳ đặc biệt vì số lượng đảng viên nữ được kết nạp vượt số đảng viên nam. Kết thúc nhiệm kỳ, Đảng bộ xã Nậm Chảy có 67 đảng viên nữ trong tổng số 131 đảng viên, chiếm 51,14%. Đây là một “kỳ tích” mà không phải đảng bộ xã nào cũng làm được. Tính chung cả Đảng bộ huyện Mường Khương, hiện nay, tỷ lệ đảng viên nữ cũng chỉ chiếm gần 35% tổng số đảng viên.

Bài cuối: Nữ đảng viên tham gia nhiều việc khó

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh với đỉnh cao là chiến thắng ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam có phần đóng góp đáng kể của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đó là đóng góp to lớn về sức người, sức của với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng" để cùng dân tộc làm nên những trang sử mang tầm thời đại.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Những ngày này, hơn 5.000 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên không chỉ được sống trong những ngày của vinh quang chiến thắng mà còn vui mừng khi được dọn về ở trong những căn nhà mới, những mái ấm đoàn kết từ tình cảm của Nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chung tay cùng cả nước hướng về Điện Biên, đồng bào các dân tộc Lào Cai đã đóng góp hơn 600 triệu đồng giúp đỡ hộ nghèo xây dựng những căn nhà ấm áp nghĩa tình.

fb yt zl tw