Bác sĩ hướng dẫn theo dõi các dấu hiệu nặng ở trẻ mắc tay chân miệng

Hầu hết trẻ bị bệnh tay chân miệng có thể hồi phục dần sau 7 - 10 ngày, giống như các sốt virus khác; tuy nhiên một số trường hợp có thể gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như: Viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp.

Điều trị cho trẻ mắc tay chân miệng tại cơ sở y tế.

TS.BS Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo: "Từ tháng 4 tới nay, bệnh tay chân miệng đang gia tăng số ca mắc. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, phổ biến là do nhóm Coxackievirus và Enterovirus 71. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp điều trị chính vẫn là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, đồng thời theo dõi và điều trị các biến chứng, kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp có bội nhiễm".

Theo TS.BS Đặng Thị Thúy, bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa, qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (bắt tay, ôm, hôn), tiếp xúc với đồ chơi, quần áo, đồ dùng sinh hoạt, bề mặt có chứa virus. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt ở môi trường tập thể như mẫu giáo, trường học.

Theo đó, hầu hết trẻ bị bệnh tay chân miệng có thể hồi phục dần sau 7 - 10 ngày, giống như các sốt virus khác; tuy nhiên một số trường hợp có thể gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như: Viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng thường thấy là: Loét miệng với các vết loét thường ở vòm khẩu cái, niêm mạc má, miệng, lưỡi khiến trẻ đau, khó nuốt, ăn uống kém, quấy khóc khi ăn; ban phỏng nước nổi gồ trên da, sờ vào chắc, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông.

Trẻ có thể sốt nhẹ và sốt cao, nếu trẻ sốt cao khó hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

Cũng theo BS. Đặng Thúy, đối với trẻ bị tay chân miệng ở mức độ nhẹ, chỉ có loét miệng và mọc ban da, trẻ có thể được điều trị và theo dõi trẻ tại nhà. Cha mẹ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng cách uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị; vệ sinh răng miệng và thân thể cho trẻ hàng ngày để tránh bội nhiễm.

Trong quá trình chăm sóc trẻ, cha mẹ cần theo dõi các dấu hiêu nặng cần cho trẻ nhập viện như: Trẻ sốt cao trên 39 độ C, nôn nhiều, giật mình; trẻ có biểu hiện quấy khóc, bứt rứt, khó ngủ hay ngủ gà, lơ mơ; trẻ run chân tay, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng; da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh. Về hô hấp, trẻ thở nhanh, thở bất thường, ngưng thở, rút lõm ngực, khò khè là các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, để phòng bệnh tay chân miệng, người dân cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh lây theo đường tiêu hóa như ngăn chặn nguồn lây, vệ sinh sạch sẽ. Cụ thể, các biện pháp cần thực hiện như:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã…

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống sôi; rửa sạch vật dụng ăn uống; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; hạn chế cho trẻ dùng chung đồ chơi, vật dụng sinh hoạt, không mớm thức ăn cho trẻ trong khi đang có dịch.

- Thường xuyên vệ sinh các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi ở lớp trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những bước tiến của y tế tuyến huyện

Những bước tiến của y tế tuyến huyện

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đều ưu tiên bố trí nguồn lực thỏa đáng đầu tư phát triển sự nghiệp y tế, trong đó y tế tuyến huyện được đặc biệt quan tâm. Cùng với đó, các đơn vị y tế tuyến huyện đã phát huy nội lực, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Nếu tìm minh chứng cho sự vượt khó, vươn lên về khoa học, kỹ thuật của người Việt Nam thì lĩnh vực y tế sẽ có nhiều ví dụ sinh động, thuyết phục. 79 năm qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn độc lập, ngành Y tế đã gánh vác trọng trách chăm sóc sức khỏe toàn dân trong bối cảnh đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh, cấm vận kéo dài.

Đảm bảo công tác y tế dịp nghỉ Lễ 2/9

Đảm bảo công tác y tế dịp nghỉ Lễ 2/9

Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Bích Vân, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày. Để đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ lễ, Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt công tác phòng dịch, đảm bảo khám, cấp cứu người bệnh và an toàn thực phẩm, góp phần đảm bảo cho Nhân dân, du khách có kỳ nghỉ lễ an toàn.

Giới nghiên cứu: Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh hơn bình thường

Giới nghiên cứu: Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh hơn bình thường

Theo giới nghiên cứu, biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) được gọi là clade 1b lây lan ở CHDC Congo và các nước láng giềng đang biến đổi nhanh hơn dự đoán và thường xảy ra ở những khu vực thiếu nguồn lực để thực hiện các biện pháp giám sát và phòng ngừa dịch bệnh.

fbytzltw