Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

“Cao nguyên trắng” Bắc Hà là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 84%. Những năm qua, huyện Bắc Hà luôn nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, tạo được sức lan toả trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

Từ khi Câu lạc bộ dệt, thêu thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mông ở xã Thải Giàng Phố ra đời, sắc màu thổ cẩm, âm thanh từ khung dệt xuất hiện nhiều hơn trong từng nếp nhà ở khắp các thôn bản. Ngoài sản phẩm áo, váy, khăn thổ cẩm truyền thống, câu lạc bộ còn tạo ra nhiều sản phẩm như mũ, túi xách thổ cẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

cd-9569-3656-1584.jpg
Câu lạc bộ dệt, thêu thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mông ở xã Thải Giàng Phố.

Chị Hoàng Thị Dung, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chia sẻ: Câu lạc bộ dệt, thêu thổ cẩm là nơi các thành viên có cơ hội giao lưu, học hỏi và trao đổi, chia sẻ phương pháp hoàn thiện sản phẩm; cùng nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Mỗi năm, Câu lạc bộ bán ra thị trường từ 60 - 120 bộ trang phục, qua đó góp phần lưu giữ nghệ thuật trang trí trên trang phục người Mông.

Việc ra đời câu lạc bộ đã tạo động lực để những người phụ nữ dân tộc Mông thêm yêu nghề dệt và thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc lưu giữ, phát huy nghề truyền thống của cha ông.

z5961823964698-87426dc987b0f4c26806235140056670-5722-6618-1191-4280.jpg
Tiết mục mang đậm bản sắc dân tộc của Câu lạc bộ Văn nghệ dân gian Hồng Mi (xã Bản Phố) tại chợ đêm Bắc Hà.

Cứ vào cuối tuần, chợ phiên Bắc Hà lại nhộn nhịp, đông vui hẳn lên vì sự xuất hiện của đông đảo du khách từ các nơi đổ về. Trong gian nhà lớn giữa chợ, các thành viên của Câu lạc bộ Văn nghệ dân gian Hồng Mi (xã Bản Phố) hăng say biểu diễn các tiết mục văn nghệ dân gian như thổi sáo, khèn Mông, múa sênh tiền…

Anh Giàng A Hải, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn nghệ dân gian Hồng Mi cho biết: Câu lạc bộ có 23 thành viên, chủ yếu là học sinh THPT trên địa bàn thị trấn và các xã lân cận. Đến nay, các em đều sử dụng thành thạo các nhạc cụ dân tộc, biểu diễn được những bài múa truyền thống, qua đó thêm tự hào về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.

Cùng với hoạt động biểu diễn hằng tuần ở chợ, Câu lạc bộ Văn nghệ dân gian Hồng Mi còn tham gia nhiều chương trình văn nghệ của huyện; giúp các thôn, bản xây dựng các tiết mục biểu diễn, thành lập câu lạc bộ văn nghệ thôn... để giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống của dân tộc.

clb-van-nghe-dan-gian-hong-mi-trinh-dien-mua-gay-senh-tien-khen-mong-phuc-vu-khach-du-lich-tai-mien-cao-nguyen-trang-bac-ha-3989-9708.jpg
Câu lạc bộ Văn nghệ dân gian Hồng Mi trình diễn múa gậy sênh tiền, khèn Mông… phục vụ khách du lịch tại miền Cao nguyên trắng Bắc Hà (Ảnh: Tráng Xuân Cường).

Những năm qua, thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn mới, huyện Bắc Hà đã tổ chức nhiều hoạt động thực chất. Một trong những giải pháp đã và đang được huyện tập trung thực hiện là triển khai hiệu quả Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030.

Điển hình như các hoạt động: khôi phục, bảo tồn và phát huy văn hóa độc đáo, đặc sắc Lễ hội Khu Cù Tê (tết tháng Bảy); mở lớp tập huấn, mời nghệ nhân am hiểu về văn hóa người La Chí từ Hà Giang sang hướng dẫn, khôi phục lại một số phong tục, tập quán đã thất lạc; tổ chức lớp truyền dạy nghi lễ nhảy lửa của người Dao đỏ tại xã Nậm Đét; mời các chuyên gia của Sở Văn hóa và Thể thao truyền đạt kỹ năng bảo vệ di sản văn hóa, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị, di sản văn hóa...

z5961674020939-7de85dda31d6687dc9945b4b0a95269d-2986-2230-8803-5704.jpg
Lớp tập huấn và truyền dạy văn hoá dân tộc Dao xã Nậm Đét.

Ngoài ra, huyện Bắc Hà đã và đang làm tốt việc bảo tồn và phát huy các giá trị của nghề truyền thống.

Nổi bật phải là các nghề: rèn đúc nông cụ tại xã Na Hối và xã Bản Phố; chạm khắc bạc tại xã Na Hối; may trang phục dân tộc Tày tại các xã Tà Chải, Na Hối; đan nón lá tại xã Bản Liền; làm bánh chưng đen tại xã Tà Chải; chế tác nhạc cụ dân tộc Mông tại xã Bản Phố; làm yên ngựa của dân tộc Phù Lá tại xã Lùng Phình; nấu rượu ngô xã Bản Phố; may trang phục dân tộc Mông xã Thải Giàng Phố; làm cốm, thêu túi của dân tộc Tày tại xã Tà Chải…

a5-8743-2603-6063-8776.jpg
Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà gắn với 4 mùa trong năm.

Không chỉ quan tâm bảo tồn, nâng cao ý thức bảo tồn nghề truyền thống và tạo thêm sinh kế cho người dân, huyện Bắc Hà còn chú trọng phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Huyện Bắc Hà đang xây dựng 10 nhóm sản phẩm du lịch đặc sắc gắn với thương hiệu “Cao nguyên trắng” và xây dựng không gian văn hóa đặc trưng của các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng. Các sản phẩm văn hóa du lịch như chợ đêm Bắc Hà, lễ hội đua ngựa, Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà gắn với 4 mùa trong năm đều được du khách yêu thích và đánh đánh giá cao.

Trong 9 tháng năm 2024, lượng du khách đến với Bắc Hà đạt khoảng 609.000 lượt người.

Các giá trị văn hóa, dân ca, dân vũ truyền thống, lễ hội được bảo tồn, phục dựng, tổ chức thường xuyên đã tạo ra sản phẩm văn hóa đặc sắc phục vụ phát triển du lịch.

z5961823969970-63a46004e715859b9c68a3360cace0c1-9714-8651.jpg
Biểu diễn văn nghệ truyền thống tại chợ đêm Bắc Hà.

Ông Bùi Văn Vinh, Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Bắc Hà cho biết: Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn liền với phát triển du lịch là chủ trương phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu của người dân. Để công tác này đạt hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn, Phòng Văn hoá - Thông tin tiếp tục tham mưu cho UBND huyện ban hành quy định, hướng dẫn chi tiết, ưu tiên, điều chỉnh, bổ sung nguồn vốn hỗ trợ triển khai các nội dung của Dự án 6. Qua đó, góp phần tích cực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng; quảng bá các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw