Anh từ chối ký hiệp định của WHO về đại dịch

Ngày 8/5, tờ The Telegraph đưa tin Vương quốc Anh từ chối ký hiệp định về đại dịch của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vì cho rằng họ sẽ phải cung cấp 1/5 số vaccine của mình.

Các ống tiêm chứa các liều vaccine tăng cường COVID-19 được nhìn thấy trong bối cảnh đại dịch bệnh do virus corona gây ra, tại Trung tâm Cộng đồng Smallthorne ở Stoke-on-Trent, Anh, ngày 15/12/2021.

Theo dự thảo hiệp định đang được đàm phán tại WHO, các nước giàu hơn được yêu cầu giảm bớt gánh nặng của các nước nghèo, qua đó giúp thế giới đối phó với đại dịch. Cụ thể các nước giàu cần dành 20% bộ xét nghiệm, phương pháp điều trị và vaccine để WHO phân phối ở các nước nghèo hơn trong trường hợp khẩn cấp.

Người phát ngôn Bộ Y tế và chăm sóc xã hội Anh cho biết: “Chúng tôi sẽ chỉ ủng hộ hiệp định nếu thấy phù hợp với lợi ích quốc gia của Vương quốc Anh và tôn trọng chủ quyền quốc gia”. Người phát ngôn không bình luận về chi tiết của các đề xuất cụ thể từ hiệp định, song khẳng định “không có đề xuất nào được đồng ý”.

Dự thảo hiệp ước mới và một loạt cập nhật về các quy tắc hiện hành để đối phó với đại dịch mà WHO đưa ra là nhằm củng cố khả năng phòng vệ của thế giới chống lại các mầm bệnh mới sau khi đại dịch COVID-19 cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Một trong những điểm bất đồng chính giữa các nước giàu và các nước đang phát triển là vấn đề gây tranh cãi trong việc chia sẻ thuốc và vaccine một cách công bằng.

Đàm phán về hiệp định sẽ được hoàn tất vào ngày 10/5, để dự thảo này được trình cuộc họp thường niên của WHO vào cuối tháng xem xét thông qua.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các quốc gia đạt nhất trí về hiệp định kịp thời hạn trên để giúp chống lại các đại dịch trong tương lai, đồng thời nhấn mạnh rằng các nước không hoàn toàn đồng ý với dự thảo này cũng không nên ngăn cản sự đồng thuận giữa các quốc gia thành viên WHO.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw