[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

meitu-20250331-121846196.jpg
Đây là một trong những con đường mòn lên nương dứa do người dân tự mở để dễ dàng vận chuyển mỗi mùa thu hoạch.
img-20250312-095801.jpg
Sáng sớm, nhận được đơn đặt hàng thu hoạch dứa cho nhà máy, hai thanh niên xã Bản Lầu lưng đeo gùi, tay chống gậy men theo sườn núi dựng đứng thu hoạch dứa.
img-20250307-160611.jpg
Việc thu hoạch ở địa hình núi dốc như thế này khó khăn và nguy hiểm gấp nhiều lần so với những vùng dứa khác.
img-20250331-122443.jpg
Việc thu hoạch ở nơi địa hình núi cao này chủ yếu do nam giới đảm nhận. Trông họ giống như "người nhện" bám vào sườn núi thu hoạch dứa vận chuyển về vùng tập kết.
img-9105.jpg
Lưng của những người đàn ông vùng dứa thường bị gù bởi oằn mình địu quả.
img-9117.jpg
Mỗi người phải gùi hơn 100kg dứa trên lưng, đi bộ xuyên qua những nương dứa đầy gai góc.
thiet-ke-chua-co-ten-20250312-095902-0000.jpg
Có những con đường dẫn đến nương dứa chỉ bé bằng lòng bàn tay nhưng những người đàn ông này vẫn khéo léo điều khiển xe máy để quãng đường đường đến nơi thu mua dứa được rút ngắn khoảng cách, đỡ vất vả hơn.
img-9173.jpg
Đôi khi giữa đường không tránh khỏi sự cố liên quan đến phương tiện.
img-9144.jpg
Cung đường của dứa.
img-9163.jpg
Dứa ngọt đến nơi tập kết.
img-9129.jpg
Dù vất vả nhưng người nông dân vùng cao vẫn lao động trong niềm vui, tiếng cười vang khắp nương đồi. Tín hiệu vui là đầu vụ dứa được giá cũng phần nào xứng đáng với những cực nhọc, hiểm nguy mà những nông dân phải trải qua mỗi mùa thu hoạch.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

fb yt zl tw