40 năm ca khúc "Bụi phấn" trong tâm thức nhạc sĩ Vũ Hoàng

Hơn bốn thập niên qua, rất nhiều thế hệ học trò đã lớn lên cùng kỷ niệm với ca khúc "Bụi phấn" của nhạc sĩ Vũ Hoàng, ý thơ Lê Văn Lộc. Nhưng ít ai biết được bài hát ra đời vào ngày 20/11/1982 – đúng ngày nhà giáo Việt Nam – đến nay đã được 40 năm.

40 năm ca khúc "Bụi phấn" trong tâm thức nhạc sĩ Vũ Hoàng ảnh 1
Nhạc sĩ Vũ Hoàng và lời ca khúc "Bụi phấn" năm 1982.

Một ca khúc sống mãi theo thời gian, là món quà ý nghĩa mà nhạc sĩ Vũ Hoàng dành tặng cho nghề giáo. Không chỉ đến ngày 20/11 hằng năm khán thính giả yêu mến những sáng tác của nhạc sĩ Vũ Hoàng mới nghe lại ca khúc "Bụi phấn" mà ông cùng với nhạc sĩ Lê Văn Lộc sáng tác, mà trong không gian học đường, lời bài hát và giai điệu vẫn cứ vang lên như một lời tri ân mà thế hệ học trò thổ lộ lòng biết ơn đối với thầy cô trên bục giảng.

Ca khúc tuổi 40 tuổi

Trước khi về công tác tại Báo Người Lao Động với vị trí Trưởng Ban Văn nghệ, nhạc sĩ Vũ Hoàng có một thời gian khá dài theo nghề sư phạm tại Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Âm nhạc và mỹ thuật, giảng dạy các bộ môn ký xướng âm, nhạc lý, lịch sử âm nhạc thế giới.

40 năm ca khúc "Bụi phấn" trong tâm thức nhạc sĩ Vũ Hoàng ảnh 2
Ca khúc "Bụi phấn" của nhạc sĩ Vũ Hoàng, ý thơ Lê Văn Lộc.

Đứng trên bục giảng, ông đã là một nhạc sĩ có nhiều sáng tác được công chúng yêu thích như: "Ngày mai tôi sẽ lên đường", "Hương tràm"… Năm 1982, có một sự kiện nên nhà trường đề nghị ông viết một ca khúc về thầy cô giáo. Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ban hành Quyết định số 167-HĐBT, theo đó 20/11 hằng năm sẽ là ngày lễ truyền thống mang tên Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ông tâm sự: "Đối với thế hệ chúng tôi, quyết định này gây xúc động mãnh liệt. Giai đoạn đó, Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh quyết định làm một cuốn sách có tên gọi là "Vui học", trong đó sẽ có một trang để vừa vặn một ca khúc, tôi đã trăn trở, bản thân mình là một thầy giáo thì rất háo hức nhưng chẳng biết dựa vào đâu để viết về nghề của mình. Tôi vẫn chưa tìm được tứ thơ nào để sáng tác. Thế rồi một lần tình cờ đi trên đường, tôi gặp người bạn cùng thời thanh niên xung phong, đó là Lê Văn Lộc" – nhạc sĩ Vũ Hoàng kể.

Ông nhớ như in tại quán cà phê vỉa hè, ông đã hỏi bạn: "Lê Văn Lộc có cảm nhận như thế nào về thầy cô giáo tụi tôi không?". Trả lời, Lê Văn Lộc kể ông vừa đi dự một buổi chia tay với một  người thầy ở chỗ tôi làm việc. Người thầy này có sự đặc biệt là ông viết gì trên bảng thì bụi phấn cũng rơi làm trắng mái tóc. Tôi liền thấy hình ảnh bụi phấn quá đẹp và viết liền mấy câu thơ: "Khi thầy viết bảng/Bụi phấn rơi rơi/Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng/Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy".

Về nhà, Vũ Hoàng ngồi thừ với những câu thơ đầy xúc động của Lê Văn Lộc. "Tông của anh Lộc là La trưởng nhưng tôi phải chuyển sang Đô trưởng cho dễ hát, giai điệu thơ anh Lộc khi cất lên lại mang màu sắc dân ca miền Trung. Cuối cùng, tôi vẫn giữ nguyên nhưng tỉa tót lại thành cái của mình. Và sau nhiều lần suy nghĩ, tôi triển khai đoạn B thành: "Em yêu phút giây này/Thầy em tóc như bạc thêm/Bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay". Kết lửng ở đó để nối tiếp bằng: "Mai sau lớn lên người/Làm sao có thế nào quên/Ngày xưa thầy dạy dỗ/Khi em tuổi còn thơ…". "Làm xong tôi rất hài lòng, ý tưởng ca khúc này đã được triển khai khá xúc tích. Và "Bụi phấn" ra đời như thể đến nay đã 40 năm" – nhạc sĩ Vũ Hoàng xúc động.

 "Bụi phấn" mãi được vinh danh

Sáng tác xong, nhạc sĩ Vũ Hoàng "va" ngay một vấn đề khó, đó là tựa ca khúc. Trên nguyên tắc, các thầy cô giáo khi được đào tạo ra làm giáo viên thì không bao giờ viết bảng để rơi bụi phấn lên đầu. Nhưng hình tượng này đẹp quá, làm sao bỏ được.

40 năm ca khúc "Bụi phấn" trong tâm thức nhạc sĩ Vũ Hoàng ảnh 3
Nhạc sĩ Vũ Hoàng.

Lúc đó, ông đã hát cho bạn bè nghe và nhiều người cũng cho rằng cái tựa "Bụi phấn" là có vấn đề vì nó có vẻ buồn buồn, mang tính bụi bặm, hạ hình tượng người thầy giống như bụi phấn, dễ làm người ta hiểu lầm. Nghe thế ban đầu ông hoang mang, nhưng ông vẫn quyết định đặt tên "Bụi phấn".

Ngày 20/11/1982, ca khúc "Bụi phấn" lần đầu tiên chính thức ra mắt tại sân Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với tiếng hát của hơn 2.000 sinh viên. Nhạc sĩ Vũ Hoàng không bao giờ quên giây phút xúc động ấy. "Không gian đó làm tôi thấy thêm yêu nghề thầy giáo, bài hát làm lòng tôi thắt lại và tôi nghĩ nhiều người cũng cảm giác như thế. Nghề dạy học là nghề đưa đò qua sông. Đưa từng thế hệ này đến thế hệ khác, có cháu còn nhớ, có những người cũng chẳng nhớ chẳng quên, chính vì thế khi viết bài này tôi có mơ ước làm chiếc cầu nối để đưa họ trở về trường, nhớ công ơn thầy cô đã từng dạy dỗ mình. Ngày nay có thể trên bục giảng ít sử dụng phấn trắng, nhưng mãi mãi bụi phấn vẫn là hình ảnh thân thương, tôn kính nhất của tình thầy trò trong cuộc sống" – nhạc sĩ Vũ Hoàng nói.

Năm 2000, ca khúc "Bụi phấn" được chọn vào danh sách 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20 do báo Thiếu niên Tiền phong, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Khoa giáo VTV, Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức.

Báo Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đưa bộ trang phục áo dài Nhật Bình nằm trong bộ sưu tập đặc biệt của Nhà thiết kế Cao Minh Tiến tham gia trưng bày tại Gala và Triển lãm thời trang Ngoại giao đoàn tại thủ đô Washington D.C.

Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" - Khơi dậy cảm xúc bằng công nghệ hiện đại

Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" - Khơi dậy cảm xúc bằng công nghệ hiện đại

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cùng các địa phương tổ chức Triển lãm đặc biệt với chủ đề “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”. Lễ khai mạc diễn ra vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 16/5.

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

Tác phẩm điêu khắc ánh sáng "Trang sử vàng" của nghệ nhân Bùi Văn Tự được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Tác phẩm vừa là biểu tượng nghệ thuật vừa thể hiện hành trình kể chuyện lịch sử bằng tâm hồn, khát vọng của người nghệ sĩ trẻ đầy thiết tha, sâu nặng.

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Từ những thanh gỗ pơ mu cũ kỹ bị vùi trong lớp đất mục tưởng như bỏ đi hoặc chỉ dùng vào việc chẻ ra nhóm bếp, ông Chu Xe Gió, người Hà Nhì, xã Nậm Pung (Bát xát) có thể tách ra thành những chiếc nan mỏng như tấm bìa giấy để đan mâm theo kỹ thuật truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Điều đáng nói, ông Chu Xe Gió là truyền nhân duy nhất của xã Nậm Pung có thể đan mâm bằng nan gỗ pơ mu trong khi một số người khác chỉ đan được bằng nan tre quen thuộc.

fb yt zl tw