195 sinh viên từ các đại học danh tiếng thi lập trình khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Trong 2 ngày 1-2/3,  vòng Chung kết Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ICPC Châu Á – Thái Bình Dương năm 2024 do Việt Nam đăng cai tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

vnu-ky-thi-lap-trinh-sv-quoc-te-icpc-chau-a-tbd-34-6368.jpg
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy phát biểu tại buổi lễ khai mạc.

Trong 2 ngày 1-2/3, vòng Chung kết Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ICPC Châu Á – Thái Bình Dương năm 2024 do Việt Nam đăng cai tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ICPC Châu Á – Thái Bình Dương (ICPC Asia Pacific Championship 2024) là điểm tụ hội của các sinh viên công nghệ thông tin (CNTT) xuất sắc nhất đến từ các trường đại học hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương.

Đây là sự kiện biểu dương tài năng, kỹ năng CNTT dành cho sinh viên quy mô quốc tế lớn nhất Việt Nam và Châu Á – Thái Bình Dương.

1709281490166-3604.jpg

Từ kết quả kỳ thi ICPC Asia Pacific Championship 2024 sẽ lần đầu xác nhận Ngôi Vô địch Châu lục và lộ diện 16 đội tuyển xuất sắc nhất sẽ giành quyền tham dự Chung kết ICPC toàn cầu 2023 tổ chức tại Kazakhstan vào 9 tới.

Đại diện Việt Nam có 12 đội tuyển đến từ Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng. Năm 2022 sinh viên Việt nam lần đầu tiên (và đại diện Đông Nam Á) xếp thứ hạng 12 toàn cầu và đoạt Huy chương Đồng World Final ICPC tại Dhaka, Bangladesh.

ICPC Asia Pacific Championship 2024 quy tụ 195 sinh viên CNTT (65 Đội tuyển) và 50 huấn luyện viên đến từ 40 trường đại học danh tiếng nhất từ các Quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Trong đó, nhiều trường hàng đầu châu Á là Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), Viện Công nghệ Tokyo, Đại học Kyoto (Nhật Bản), Đại học Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Đại học Chulalongkorn (Thái Lan).

GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trưởng ban tổ chức ICPC 2024, khẳng định sẽ tổ chức thành công kỳ thi năm nay, ghi lại dấu ấn tốt đẹp nhất với bạn bè quốc tế.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy chia sẻ bản thân từng là người dẫn dắt đội tuyển Việt Nam cách đây 18 năm trước, vào kỳ thi ICPC Úc năm 2006.

Từ kinh nghiệm trải qua cuộc thi, ông Duy khẳng định để chiến thắng, thí sinh cần nhiều kĩ năng khác, ngoài kỹ năng lập trình như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng testing (kiểm thử), và cần kỹ năng lập trình những chương trình zero-error (không có lỗi nào).

Thành viên của đội Rmdir của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tại vòng chung kết ICPC Asia Pacific Championship 2024.
Thành viên của đội Rmdir của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tại vòng chung kết ICPC Asia Pacific Championship 2024.

"Chúng tôi nhận ra rằng những kỹ năng học được từ ICPC sẽ giúp ích rất nhiều khi làm việc ở doanh nghiệp, hay khi nghiên cứu ở các trường đại học", ông Duy nói.

Vì vậy, ông cho rằng cuộc thi này là cơ hội tốt để sinh viên phát triển bản thân và để các quốc gia lựa chọn nhân tài cho những bước phát triển của ngành Công nghệ thông tin.

Đồng thời, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết rất nhiều thí sinh Việt Nam đã giành chiến thắng ở cuộc thi khu vực làm việc tại nhiều tập đoàn công nghệ đa quốc gia trên thế giới như Google hay Huawei; nhiều người đã khởi nghiệp thành công với những start-up kỳ lân ở Việt Nam.

"Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng những con người ngồi ở đây, ngày hôm nay, sẽ là những nhà lãnh đạo của những công ty công nghệ thành công trong tương lai", Thứ trưởng Bùi Thế Duy chia sẻ.

Theo Báo Tiền phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

fb yt zl tw