“Hòn ngọc” của thành phố biên cương

LCĐT - Năm 2004, sau 13 năm tái lập tỉnh, thành phố Lào Cai (lúc ấy là thị xã Lào Cai) có công viên đầu tiên - công viên Nhạc Sơn. Khi mới khánh thành, công viên ở trung tâm thị xã tỉnh lỵ, là nơi vui chơi, giao lưu văn hóa lớn của thành phố và của tỉnh.

Công viên Nhạc Sơn - không gian xanh giữa lòng thành phố. Ảnh: Mạnh Dũng
Công viên Nhạc Sơn - không gian xanh giữa lòng thành phố.  Ảnh: Mạnh Dũng

Khi thành phố Lào Cai được mở rộng về phía Nam, trong hành trình “dời đô”, các cơ quan hành chính của tỉnh cũng chuyển về Khu Đô thị mới Lào Cai - Cam Đường, công viên Nhạc Sơn không còn ở vị trí trung tâm tỉnh lỵ. Thêm vào đó, thành phố Lào Cai ngày càng được xây dựng nguy nga và lộng lẫy với nhiều công trình nhà, khu vui chơi, giải trí, nhiều công viên, tiểu công viên ra đời, nhưng công viên Nhạc Sơn vẫn mang vẻ đẹp riêng có, là nơi du khách ghé thăm mỗi khi đến thành phố Lào Cai và người dân tìm về sau những giờ làm việc căng thẳng, vất vả.

Công viên Nhạc Sơn có 4 cổng mở ra 4 mặt đường bao quanh, gồm cổng chính tại đường Hoàng Liên, cổng phụ ở các đường Lê Quý Đôn, Nhạc Sơn và Trung Đô. Nằm trên địa bàn phường Kim Tân, nơi đây có cảnh quan đẹp và thơ mộng bậc nhất thành phố vùng biên, được ví như một “bảo tàng” thiên nhiên với muôn ngàn cây lá, nhiều hệ sinh thái khác nhau như rừng, hồ nước, thảm thực vật đất liền…

Trong khu đất rộng 15 ha ở trung tâm thành phố, công viên được bố trí hợp lý, phù hợp với nhu cầu vui chơi, thưởng ngoạn của người dân và du khách. Ngay giữa công viên là hồ nước rộng 5,6 ha, có tạo hình hòn đảo nổi ở giữa hồ. Trên đảo là không gian rộng rãi với một sân khấu lớn giữa trời, phù hợp cho các hoạt động sinh hoạt cộng đồng khi có sự kiện. Tuyến đường bao quanh đảo và cả những bậc tam cấp, đường ríc rắc nhỏ được lát bằng gạch đỏ, đá hoa cương thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Từ hòn đảo nổi, để đi sang đôi bờ hồ, người dân có 2 lựa chọn, 1 là đi bộ qua chiếc cầu cong, 2 là di chuyển bằng xe qua chiếc cầu thẳng phía cổng chính.

2 bên bờ hồ là những khu đất rộng, trải dài. Với ý tưởng làm công viên miền núi, những nhà thiết kế còn tạo rừng trong công viên. Ngay phía cổng phụ vào từ đường Lê Quý Đôn mà người dân vẫn quen gọi là nhánh 5 là một đồi thông hình bát úp. Cùng với đồi thông hình bát úp, dọc 2 bên bờ hồ là rừng cây xanh với cơ man loài, nào là long não, cau vua, dẻ, dầu nước, liễu, lộc vừng… Mỗi cây một dáng vẻ, một hương sắc khiến cả rừng cây luôn ấn tượng, sống động.

Cũng bởi không gian khoáng đạt và nên thơ, bất kể là mùa đông hay mùa hè, người dân thành phố luôn chọn công viên Nhạc Sơn làm chốn đi về bình yên. Họ chọn đi dạo trên con đường nhỏ được lát gạch hoa uốn lượn men theo bờ hồ, ngắm những bông hoa rực rỡ sắc màu rung rinh trong gió, ngắm hàng liễu tỏa bóng xuống mặt nước dịu dàng hoặc ngồi trên những chiếc ghế đá bên hồ thả hồn cùng cảnh sắc mây trời, gió núi, nhất là vào những ngày hè nắng nóng, sẽ xua tan oi nồng, bức bối của không gian phố thị.

Ngắm công viên Nhạc Sơn từ trên cao, ta tưởng như đang được chiêm ngưỡng bức tranh sơn thủy hữu tình. Dạo quanh công viên Nhạc Sơn, đâu đâu cũng là hình ảnh người người vui vẻ, cây cối, hoa lá tốt tươi… Tất cả như mời gọi, là những ấn tượng khó phai để khách phương xa mỗi lần đến lại mong gặp, để người dân mỗi phút giây lại tìm về mong chút bình yên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là xu hướng phổ biến hiện nay. Nhu cầu du lịch tâm linh của người dân Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển.

Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Chinh phục Sinh Tcha Pao - “săn” đỗ quyên khổng lồ Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Với những người yêu thích khám phá, chinh phục núi cao, Sinh Tcha Pao, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn như lời mời gọi hấp dẫn bởi cung đường núi hoang sơ, vắng dấu chân người, đầy thử thách với con dốc “tức thở” cùng vách đá cao dựng đứng. Sinh Tcha Pao còn hấp dẫn với quần thể đỗ quyên khổng lồ, khoe sắc rực rỡ mỗi độ tháng Ba về mà hiếm đỉnh núi nào có được.

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Tháng 5, những cơn mưa rào mùa hạ ùa về làm cho những tràn ruộng bậc thang trên khắp rẻo cao Lào Cai bừng tỉnh. Mùa này, đồng bào vùng cao bắt đầu vào vụ cày cấy, làm cho khung cảnh ruộng bậc thang trở nên đẹp như bức tranh họa đồ khổng lồ với những đường nét mềm mại, màu sắc sinh động, nhất là buổi bình minh hay dưới ánh mặt trời buổi hoàng hôn.

Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Nếu du khách đang tìm kiếm một chốn du lịch vừa hùng vĩ với núi đồi, vừa lãng mạn với cỏ cây, hoa lá thì huyện Bát Xát là nơi đáng đến trong chuyến trải nghiệm vào mùa nước đổ.

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chiều 8/5, Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam và nhà thầu Tư vấn Quản lý Dự án GREAT 2 (Dự án thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai) phối hợp với Sở Du lịch tổ chức chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai.

Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững

Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững

Du khách Việt Nam khẳng định rằng du lịch bền vững đóng một vai trò quan trọng trong lựa chọn mong muốn thực hiện các chuyến đi bền vững hơn trong vòng 12 tháng tới. Đây là một phần kết quả trong báo cáo Du lịch Bền vững 2024 của nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Booking.com.

Phát huy thế mạnh của du lịch thể thao

Phát huy thế mạnh của du lịch thể thao

Những năm gần đây, du lịch thể thao đang trở thành một xu hướng lớn của xã hội. Nhiều sự kiện thể thao thu hút hàng chục nghìn người tham gia, kèm theo đó là các dịch vụ ăn uống, vận chuyển, lưu trú, mua sắm… được hưởng lợi. Bởi vậy, nhiều địa phương đang thúc đẩy du lịch thể thao thông qua các sự kiện, giải đấu để tăng cường trải nghiệm cho du khách.

fb yt zl tw