Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là xu hướng phổ biến hiện nay. Nhu cầu du lịch tâm linh của người dân Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Lào Cai có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, trong đó có hơn 30 di tích được đưa vào danh sách khai thác, phát triển du lịch. Bên cạnh đó, các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi toàn tỉnh.

e1da16135918f846a109.jpg
Lễ hội đền Bắc Hà có sự tham gia của đông người dân, du khách.

Theo thống kê của Sở Du lịch, lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa. Năm 2023, tổng lượng khách đến Lào Cai đạt hơn 7,2 triệu lượt, trong đó khách đến các khu du lịch tâm linh ước đạt hơn 3,5 triệu lượt. Riêng dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đền Bảo Hà trung bình đón hơn 20.000 lượt khách/ngày.

Chị Vũ Thị Tố Uyên, du khách tới từ Hà Nội cho biết: Thành thông lệ, mỗi năm gia đình tôi có ít nhất 2 lần lên Lào Cai tham quan, chiêm bái ở các đền như Bảo Hà, đền Cô, đền Thượng, đền Mẫu. Đầu năm xin tài, lộc, may mắn và cuối năm lên tạ lễ. Đó là tín ngưỡng giúp chúng tôi có thêm niềm tin để nỗ lực trong công việc nhưng cũng là cơ hội để các con tìm hiểu thêm kiến thức về các điểm du lịch tâm linh, hiểu hơn về lịch sử.

1.jpg
Lễ hội đền Bảo Hà hằng năm thu hút đông du khách. Ảnh: Hoàng Thương.

Nhu cầu du lịch tâm linh ngày càng đa dạng, không chỉ giới hạn trong khuôn khổ hoạt động gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạt động sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yếu tố linh thiêng khác như nghi lễ cấp sắc của người Dao, lễ hội Gầu tào của người Mông, lễ hội Xuống đồng (Lồng tồng) của người Tày (xã Tà Chải, huyện Bắc Hà), lễ hội Roóng Poọc của người Giáy (xã Tả Van, thị xã Sa Pa), lễ hội Khô già già của người Hà Nhì (xã Y Tý, huyện Bát Xát)… Hoạt động du lịch tâm linh ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhiều người dân.

94c3761339189846c109.jpg
Năm 2023, khách đến các khu du lịch tâm linh ước đạt hơn 3,5 triệu lượt.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch tâm linh ngày càng được đẩy mạnh, thể hiện ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh. Nhiều điểm du lịch tâm linh đã và đang được đầu tư trùng tu, tôn tạo và nâng cấp, mở rộng như đền Bảo Hà, đền Cô, đền Đôi Cô, đền mẫu Trịnh Tường, đền Thượng, quần thể các công trình văn hóa tâm linh khu du lịch cáp treo Fansipan…

5f1ef0960554a40afd45.jpg
e5365e82ab400a1e5351.jpg
Hằng năm có nhiều buổi hành hương được tổ chức tại quần thể các công trình văn hóa tâm linh khu du lịch cáp treo Fansipan (Ảnh: Sun World Fansipan Legend).

Để du lịch tâm linh phát triển, Lào Cai đã nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch tâm linh như tổ chức các buổi hành hương, hội thảo, chương trình học tập, nghỉ dưỡng, tham quan di tích tâm linh và tuyến du lịch tâm linh… đồng thời đa dạng hóa nội dung các sản phẩm du lịch tâm linh như hành hương kết hợp nghe thuyết giảng, học thiền, yoga, tham dự biểu diễn văn hóa, nghệ thuật tâm linh, chữa bệnh, nghỉ dưỡng.

Ông Lại Vũ Hiệp, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết: Ngành du lịch Lào Cai đang nghiên cứu xây dựng các tuyến du lịch tâm linh cầu an đầu năm mới như đền Bảo Hà - đền Cô Tân An - đền Đôi Cô - đền Thượng - đền Mẫu - quần thể các công trình văn hóa tâm linh trên đỉnh Fansipan hoặc tuyến đền Bảo Hà - đền Cô Tân An - đền Phúc Khánh - đền Trung Đô - đền Bắc Hà - dinh Hoàng A Tưởng.

Du lịch Lào Cai tăng cường giới thiệu, quảng bá các lễ hội mang tín ngưỡng dân gian tới du khách. Bên cạnh đó, thiết kế các tuyến theo phân khúc khách du lịch như du khách đi hành hương đơn thuần, du khách hành hương kết hợp với du lịch. Trên cơ sở đó sẽ bố trí cơ sở lưu trú, thực phẩm (ăn chay, ăn dưỡng sinh, thực phẩm sạch - an toàn…) và phương tiện đi lại cho phù hợp.

Ông Lại Vụ Hiệp, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh.

4c254197b455150b4c44.jpg
Phát triển du lịch tâm linh trở thành mục tiêu phát triển đời sống tinh thần cho Nhân dân, hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ (Ảnh: Sun World Fansipan Legend).

Ngoài ra, ngành du lịch sẽ tham mưu triển khai đồng bộ các giải pháp bảo tồn và gìn giữ nguyên trạng các di tích văn hóa tâm linh và các lễ hội có yếu tố tâm linh; tham mưu củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý tại các điểm di tích đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: thành lập phòng quản lý du lịch tại các địa phương trọng điểm; bổ sung đủ nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động tại các điểm di tích. Lào Cai cần khắc phục triệt để các hạn chế ở các điểm đến du lịch tâm linh như biển chỉ dẫn, bảng thuyết minh, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm… nhằm tạo thuận lợi và đảm bảo an toàn cho du khách. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về di tích, nhất là các giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử. Sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác tuyên truyền.

Đồng thời, triển khai thực hiện hiệu quả chương trình liên kết phát triển du lịch tâm linh với các tỉnh, thành phố dọc sông Hồng (Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình) và các tỉnh, thành phố Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh… nhằm tạo cơ hội việc làm, tăng cường đa dạng hóa sản phẩm về du lịch tâm linh, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa.

Ông Lại Vũ Hiệp, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết thêm: Phát triển du lịch tâm linh trở thành mục tiêu phát triển đời sống tinh thần cho Nhân dân, hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ và nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy tiến bộ xã hội, góp phần đấu tranh, bài trừ những hủ tục, dị đoan làm sai lệch tư tưởng và u muội tinh thần.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thu hút khách quốc tế đến Việt Nam

Thu hút khách quốc tế đến Việt Nam

Theo nhiều chuyên gia, với tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam thời gian gần đây, nhiều khả năng ngành du lịch nước ta sẽ hoàn thành chỉ tiêu đón 18 triệu lượt khách trong năm, tương đương mức tăng kỷ lục trước dịch Covid-19 (năm 2019). So với mục tiêu năm 2024 của du lịch một số nước khu vực như Thái Lan và Malaysia thì con số này vẫn rất khiêm tốn. Du lịch Việt Nam còn nhiều điều cần làm nếu muốn trở thành điểm đến thu hút khách quốc tế hàng đầu khu vực.

Tìm về phố Tây

Tìm về phố Tây

Giữa tháng Sáu, trời hửng nắng nhưng Sa Pa vẫn mang không khí se lạnh đặc trưng. Từ sân Quần xuống phố Cầu Mây, tôi gặp các nhóm khách người nước ngoài đang tản bộ, một số bà con người Mông, Dao trải ni-lông bên hiên nhà xếp hàng thổ cẩm hoặc những chiếc vòng tay ngồi bán. Cầu Mây vẫn nhộn nhịp, từ nhà hàng, khách sạn đến các cửa hàng bán đồ lưu niệm đều được trang trí đa dạng phong cách, tạo thành dãy phố mang vẻ đẹp tân thời phương Tây ngay giữa lòng thị xã Sa Pa.

Nâng hạng cho du lịch Việt

Nâng hạng cho du lịch Việt

Ngành du lịch đang xác định vị trí trên bản đồ du lịch thế giới. Tuy nhiên, trong báo cáo mới đây của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về Chỉ số Phát triển Du lịch và Lữ hành năm 2024, có một số chỉ số du lịch Việt Nam bị xếp ở vị trí “đội sổ”.

Hành trình hấp dẫn xuyên biên giới, kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan

Hành trình hấp dẫn xuyên biên giới, kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan

Đa dạng hóa sản phẩm, hợp tác để mở rộng thị trường phát triển du lịch với các nước ASEAN luôn được nhiều đơn vị lữ hành nước ta quan tâm thực hiện. Nhiều đơn vị đã chủ động hợp tác với nước bạn để tạo ra sản phẩm tour chất lượng kết nối quốc tế nhằm kéo dài thời gian du lịch, đáp ứng nhu cầu khám phá, trải nghiệm của du khách quốc tế và du khách Việt Nam ra nước ngoài.

Quần đảo Cát Bà – Di sản thiên nhiên thế giới mới

Quần đảo Cát Bà – Di sản thiên nhiên thế giới mới

Nằm về phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, huyện Cát Hải sở hữu quần đảo Cát Bà và vịnh Lan Hạ nổi tiếng. Quần đảo Cát Bà có diện tích gần 300 km2, với 366 hòn đảo lớn nhỏ, có vườn Quốc gia Cát Bà với hệ thống động thực vật vô cùng phong phú.

Ngát xanh Mường Báng

Ngát xanh Mường Báng

Trên suốt chặng đường từ thành phố Điện Biên Phủ đến xã Mường Báng thuộc huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, chúng tôi cảm nhận rõ bầu không khí nóng dần trong cái nắng đầu mùa gay gắt quyện lẫn mùi khói đốt nương đặc trưng của vùng đất này.

Xây dựng tiêu chí về môi trường văn hóa ở các khu du lịch quốc gia

Xây dựng tiêu chí về môi trường văn hóa ở các khu du lịch quốc gia

Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa ban hành có nội dung: Xác định ưu tiên đầu tư đồng bộ và nâng cao chất lượng các khu du lịch quốc gia đã được công nhận; đồng thời quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư cơ sở vật chất để thúc đẩy các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia.

fb yt zl tw