Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Nếu du khách đang tìm kiếm một chốn du lịch vừa hùng vĩ với núi đồi, vừa lãng mạn với cỏ cây, hoa lá thì huyện Bát Xát là nơi đáng đến trong chuyến trải nghiệm vào mùa nước đổ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Không thẳng cánh cò bay như những ruộng lúa ở đồng bằng, những thửa ruộng ở vùng cao Bát Xát – Lào Cai lại được khắc họa giống như những nấc thang bắc lên trời tạo ra bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.

Mường Hum mùa nước đổ.

Mường Hum mùa nước đổ.

Khi những cơn mưa đầu mùa hạ bắt đầu cũng là thời điểm bà con xuống đồng cày xới, đánh thức những mảnh đất vốn khô cằn, sau những ngày đông giá rét để chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Ruộng bậc thang mùa nước đổ là “đặc sản du lịch” ở khắp các bản làng vùng cao Lào Cai. Khi đến Bát Xát đâu đâu cũng nhìn thấy các thửa ruộng bậc thang uốn lượn quanh những triền đồi. Những dòng nước miệt mài nối tiếp nhau từ bậc thang này sang bậc thang khác, len lỏi qua những bờ đá lô nhô, chạy vào từng mảng ruộng, đến khi nước xâm xấp mặt đất, phản chiếu đủ màu sắc như màu vàng của đất, màu nâu của phù sa, màu xanh biếc của bầu trời, màu trắng của mây quyện với sắc trắng của màn sương buổi sớm và sắc đỏ rực lúc hoàng hôn… Tất cả đã tạo nên một bức họa mùa nước đổ vô cùng tuyệt đẹp. Từ hàng trăm năm nay, những thửa ruộng nơi đây đều do những đôi bàn tay cần mẫn của người nông dân dân tộc thiểu số được mệnh danh là "Điêu khắc gia chân đất" kiến tạo nên. Họ đều là người Mông, người Dao, người Hà Nhì sinh sống bao năm trên mảnh đất Bát Xát này.

Bức họa mùa nước đổ Bát Xát.

Bức họa mùa nước đổ Bát Xát.

Những thửa ruộng bậc thang nơi được phân bổ ở tất cả các xã, nổi bật là thung lũng Thề Pả nằm ở 2 xã Y Tý, Ngải Thầu và một số xã như Mường Hum, Dền Sáng, Dền Thàng đều gắn với lịch sử của mỗi dân tộc sinh sống và là kết quả của quá trình lao động, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo trong việc đưa cây lúa nước lên canh tác trên đồi cao. Vào mùa nước đổ khắp các bản làng Bát Xát tựa như một xứ sở bước ra từ cổ tích, với nhiều mảng màu tươi sáng nổi bật giữa núi rừng kỳ vĩ, hoang sơ.

Ghé thăm Bát Xát mùa nước đổ, du khách chắc hẳn sẽ không thể quên được vẻ đẹp thanh tĩnh của một một miền quê yên bình ẩn mình trong màn sương mờ ảo, mây trôi trắng xóa, xa xa loang loáng những thửa ruộng bậc thang dưới ánh nắng chiều dịu mát.

Ngoài ra Du khách khi đặt chân đến Bát Xát còn được trải nghiệm cuộc sống văn hóa đậm chất vùng cao của các dân tộc như ẩm thực Hà Nhì, lễ hội dân tộc Mông, đám cưới dân tộc Dao, dân tộc Giáy… rất phong phú và đa sắc mầu. Mỗi dân tộc có nét sinh hoạt riêng nhưng điểm chung là đều canh tác lúa nước và đều sử dụng trâu để cày bừa. Bởi các ô ruộng bậc thang nơi đây nhỏ và hẹp về bề ngang xếp tầng uốn lượn theo những sườn đồi và cung đường dốc quanh co ẩn hiện trong làn sương sớm.

Y Tý mây giăng mùa nước đổ.

Y Tý mây giăng mùa nước đổ.

Mùa vụ mới miền sơn cước.

Mùa vụ mới miền sơn cước.

Du khách hãy đến với các bản làng vùng cao Bát Xát dịp này sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguyên sơ các thửa ruộng bậc thang đẹp tựa như tranh vẽ. Đặc biệt là được tận mắt cảm nhận vẻ đẹp muôn màu quần thể ruộng bậc thang Thề Pả mùa nước đổ.

Quần thể di sản ruộng bậc thang Thề Pả không chỉ là một điểm du lịch hấp dẫn, mà còn mang trong mình nhiều giá trị về văn hóa và lịch sử được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

dulich.petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 1: Khám phá thác Ong Chúa và “săn” trái tim trên đá

Chinh phục núi Nhìu Cồ San Ngày 1: Khám phá thác Ong Chúa và “săn” trái tim trên đá

Núi Nhìu Cồ San theo tiếng dân tộc Mông có nghĩa là núi Sừng Trâu. Đây là dãy núi thuộc hệ thống Hoàng Liên Sơn với độ cao 2.965 m so với mặt nước biển, đứng thứ 9 trong tốp 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Để chinh phục núi Nhìu Cồ San, người leo sẽ mất khoảng 2 ngày 1 đêm. Ngày đầu tiên, cung đường từ chân núi lên tới lán nghỉ có rất nhiều cảnh đẹp để lại ấn tượng sâu đậm cho người leo.

Kỳ cuối: Chạm mặt quần thể đỗ quyên khổng lồ

Chinh phục Sinh Tcha Pao - “săn” đỗ quyên khổng lồ Kỳ cuối: Chạm mặt quần thể đỗ quyên khổng lồ

Tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh Sinh Tcha Pao, chúng tôi thức dậy giữa đại ngàn khi những chú chim rừng vừa cất tiếng hót gọi bình minh. Dưới tán lá dày đặc của rừng nguyên sinh, trời vẫn chưa sáng. Cả đoàn lục tục nhóm lửa, nấu nước pha mì tôm làm bữa sáng.

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là xu hướng phổ biến hiện nay. Nhu cầu du lịch tâm linh của người dân Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển.

Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Chinh phục Sinh Tcha Pao - “săn” đỗ quyên khổng lồ Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Với những người yêu thích khám phá, chinh phục núi cao, Sinh Tcha Pao, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn như lời mời gọi hấp dẫn bởi cung đường núi hoang sơ, vắng dấu chân người, đầy thử thách với con dốc “tức thở” cùng vách đá cao dựng đứng. Sinh Tcha Pao còn hấp dẫn với quần thể đỗ quyên khổng lồ, khoe sắc rực rỡ mỗi độ tháng Ba về mà hiếm đỉnh núi nào có được.

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Tháng 5, những cơn mưa rào mùa hạ ùa về làm cho những tràn ruộng bậc thang trên khắp rẻo cao Lào Cai bừng tỉnh. Mùa này, đồng bào vùng cao bắt đầu vào vụ cày cấy, làm cho khung cảnh ruộng bậc thang trở nên đẹp như bức tranh họa đồ khổng lồ với những đường nét mềm mại, màu sắc sinh động, nhất là buổi bình minh hay dưới ánh mặt trời buổi hoàng hôn.

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chiều 8/5, Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam và nhà thầu Tư vấn Quản lý Dự án GREAT 2 (Dự án thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai) phối hợp với Sở Du lịch tổ chức chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw