Di sản Lào Cai

Nghề làm tranh thờ của người Dao đỏ

LCĐT - Ngày 9/3/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định công nhận nghề làm tranh thờ của người Dao đỏ của thị xã Sa Pa là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Người Dao đỏ coi tranh thờ là báu vật mà dòng họ nào cũng phải có. Họa công Chảo Sành Nhàn, chủ nhân của hàng chục bộ tranh thờ ở thôn Pờ Sì Ngài, xã Trung Chải, thị xã Sa Pa cho biết: Tranh thờ của người Dao đỏ thể hiện quan niệm về vũ trụ quan, nhân sinh quan sâu sắc, mỗi bức tranh là một không gian thiêng được họ tạo ra, thể hiện quan hệ giữa con người với vũ trụ, thần linh, ước vọng trong cuộc sống. Người Dao đỏ coi nghề làm tranh thờ là nghề cao quý, được mọi người nể trọng.

Nghệ nhân vẽ tranh thờ.
Nghệ nhân vẽ tranh thờ.

Công đoạn đầu tiên là chuẩn bị giấy vẽ, sử dụng giấy dó, vầu, rơm làm giấy vẽ. Đặc điểm giấy dó có độ mỏng, dai và hút ẩm tốt. Trước khi vẽ, các tờ giấy dó được hồ lại từng nếp theo khổ giấy vẽ, dán từ 5 đến 7 lớp giấy, nếu muốn tranh dày người thợ dán nhiều lớp giấy. Hồ dán giấy được làm từ bột gạo nếp, da trâu kết hợp với vỏ cây có nhựa. Kỹ thuật bồi giấy phải thực hiện nhanh, đảm bảo keo dán vẫn còn độ ấm.

Tiếp theo là công đoạn pha chế màu vẽ. Màu xanh dùng lá chàm đun sôi, màu đỏ dùng gốc rễ cây gỗ thu mộc, màu tím dùng lá cây cơm nếp, màu vàng dùng gốc, rễ cây đàng thời và củ nghệ. Trong đó màu vàng là màu chủ đạo, màu đẹp nhất của tranh thờ với ý nghĩa cầu mong mùa vàng (mùa màng tươi tốt). Màu đỏ tượng trưng sức sống, sự thịnh vượng và may mắn. Màu đen tượng trưng cho bút mực, màu áo chàm của dân tộc. Màu xanh tượng trưng sự hiểu biết, hoa màu tươi tốt...

Bộ bút vẽ gồm 12 chiếc với cỡ khác nhau, loại bút lông nhỏ nhất dùng vẽ mi - râu - tóc; loại bút lông trung bình dùng tô mặt, mũi, môi và dùng viết chữ; loại bút lông to nhất dùng tô màu các loại áo, đường viền...

Bộ tranh thờ của người Dao đỏ.
Bộ tranh thờ của người Dao đỏ.

Đối với các họa công, bắt buộc họ phải làm buồng riêng vẽ tranh thờ. Buồng vẽ làm ở phía đối diện bàn thờ tổ tiên, nơi có nhiều cửa sổ đón ánh sáng làm khô giấy, khô tranh. Khi vẽ, do các họa công phải tập trung tinh lực, trí lực cao nhất đảm bảo từng tờ tranh vẽ các vị thánh thần có thần thái uy nghiêm nhất, nên họ không tiếp, không trò chuyện, đảm bảo sự yên tĩnh tuyệt đối.

Người Dao thường chọn ngày tốt khai bút, chọn ngày hoàng đạo, thanh long, phúc sinh, ngày tam hợp với tuổi của họa công, đồng thời kiêng ngày sát chủ, thọ tử, tuyệt mệnh, ngày có sao xấu… Thời gian vẽ một bộ tranh mất khoảng 3 - 4 tháng. Bộ tranh vẽ xong, gia chủ mời 4 thầy làm lễ khai quang (điểm nhãn) cho bộ tranh. Trong lễ khai quang, bộ tranh mới treo theo thứ tự và địa vị thánh to, thánh nhỏ. Lấy bàn thờ tổ tông làm tâm, các tờ tranh thờ mới treo sang hai bên. Sau khi làm lễ khai quang, bộ tranh thờ linh nghiệm hơn được dùng trong lễ Chẩu đàng (tạ ơn tổ tiên, Bàn Vương); lễ cấp sắc (quả tăng); tết nhảy (pút tồng)…

Nghề làm tranh thờ của người Dao đỏ phản ánh nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ - nghệ thuật, giáo dục. Tranh thờ ra đời từ nguồn gốc tâm linh, gắn kết chặt chẽ với tín ngưỡng trong thờ cúng. Việc nghiên cứu nghề làm tranh thờ, vai trò của tranh thờ trong đời sống góp phần quan trọng làm sáng tỏ lịch sử văn hóa tộc người Dao đỏ.

Người Dao đỏ coi tranh thờ là báu vật mà dòng họ nào cũng phải có.
Người Dao đỏ coi tranh thờ là báu vật mà dòng họ nào cũng phải có.

Nghề làm tranh thờ đáp ứng nhu cầu văn hóa của cộng đồng, tranh thờ luôn hiện hữu trong các sự kiện trọng đại, là hồn cốt của các đại lễ cúng của người Dao đỏ. Tranh thờ của người Dao đỏ không chỉ thể hiện sự khéo léo ở kỹ thuật làm tranh, mà còn chứa đựng yếu tố giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật. Chính điều này làm nên chất nghệ sỹ của họa công vẽ tranh và tính văn hóa cao của nghề làm tranh thờ. Các sản phẩm bộ tranh thờ do thợ vẽ có giá trị thẩm mỹ độc đáo, do vậy, ngoài chức năng vốn có của tranh, tự thân mỗi tờ tranh còn là một tác phẩm nghệ thuật với các nhân vật có tên trong tranh.

Màu sắc của mỗi bức vẽ cũng tùy thuộc vào chủ đề hoặc nhân vật mà đưa ra những gam màu có đặc thù tương ứng, như bức Tam Thanh gam màu chủ đạo cũng như trang phục của Ngọc Thanh là màu xanh da trời. Thượng Thanh chủ đạo là màu xanh lá cây. Thái Thanh chủ yếu màu đỏ, đen. Thông qua việc làm và sử dụng tranh thờ phản ánh giá trị mang tính giáo dục đối với các thế hệ con cháu của người Dao đỏ, khẳng định giá trị trường tồn di sản tranh thờ.

Nghề làm tranh thờ là nghề thủ công độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, phản ánh thế giới đa tầng, tâm linh, tín ngưỡng, thậm chí là tính triết lý, triết học thể hiện trên từng bức tranh thờ. Nghề làm tranh thờ trở thành sản phẩm hàng hóa đặc biệt bởi ý nghĩa tâm linh. Với những giá trị đó, nghề làm tranh thờ của người Dao đỏ ở thị xã Sa Pa được vinh danh là niềm tự hào của cộng đồng người Dao đỏ Sa Pa nói riêng và của cộng đồng dân tộc Dao tỉnh Lào Cai nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

fb yt zl tw