Yêu cầu TikTok rà soát, ngăn chặn livestream có dấu hiệu lừa đảo

Liên quan đến một số tài khoản livestream trên nền tảng TikTok kêu gọi người dùng sang ứng dụng ngoài và có dấu hiệu lừa đảo, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ đã yêu cầu TikTok khẩn trương rà soát và báo cáo biện pháp ngăn chặn triệt để tình trạng này.

Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 4 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) diễn ra chiều 8/4, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về tình trạng một số tài khoản livestream trên nền tảng TikTok kêu gọi người dùng sang ứng dụng ngoài để lừa đảo vẫn được lên xu hướng và phân phối đến nhiều đối tượng người dùng. Bộ đã lập tức yêu cầu TikTok khẩn trương rà soát và báo cáo biện pháp ngăn chặn triệt để tình trạng này.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử chia sẻ thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: KT
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử chia sẻ thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: KT

Theo đó, TikTok đã phản hồi, sau khi rà soát có 2 tài khoản tổ chức livestream và có gắn đường link dẫn sang ứng dụng khác như Telegram và Zalo, sau đó mời chơi game, tạo tài khoản để chuyển tiền, có dấu hiệu lừa đảo.

Phía TikTok đã cho người phối hợp theo dõi các nội dung trên các tài khoản này. Bộ TT&TT cũng đang phối hợp với TikTok cung cấp các thông tin, số liệu liên quan để chuyển cho Bộ Công an phối hợp xử lý.

Cũng theo bà Huyền, thời gian qua, sau khi Bộ quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để quản lý chặt chẽ các nền tảng xuyên biên giới nói chung và TikTok nói riêng, đơn vị này đã có cam kết tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và đang tích cực triển khai thực hiện các yêu cầu của Bộ.

Đối với việc quản lý nội dung, đặc biệt là nội dung livestream, TikTok đã cam kết quản lý như sau:

Để livestream, người dùng cần đáp ứng các tiêu chí, gồm: ít nhất 18 tuổi, tài khoản được tạo ít nhất qua 7 ngày, đạt kiểm tra nội bộ BRIC (Business Risk Integrated Control) và có ít nhất 500 người theo dõi.

TikTok sẽ xóa mọi nội dung vi phạm, thậm chí xóa tài khoản tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

Người dùng có thể báo cáo các nội dung live, chủ phòng live hay là người xem live có dấu hiệu vi phạm.

Khi phát hiện bất kỳ hành vi hoặc phát ngôn nào vi phạm, TikTok sẽ làm gián đoạn các phiên phát sóng trực tiếp.

Ngoài ra, các tài khoản, người dùng có liên quan đến các vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị cấm tạm thời hoặc vĩnh viễn khỏi Live Match, Multi-Live hoặc tính năng phát sóng trực tiếp.

Bộ TT&TT cũng cho biết, Bộ đề nghị các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền để người dùng được biết, chủ động báo cáo nội dung vi phạm, cùng chung tay làm trong sạch không gian mạng. Bộ sẽ tiếp tục giám sát TikTok thực hiện các các nội dung đã cam kết.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

fb yt zl tw