Xúc tiến, quảng bá du lịch đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai

Ngày 21/9, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Cần Thơ tổ chức Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, Sở Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, Trung tâm Phát triển Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp; doanh nghiệp du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực Tây Bắc và đồng bằng sông Cửu Long.

dl 3.jpg
Giám đốc Sở Du lịch Lào Cai Hà Văn Thắng phát biểu chào mừng.

Phát biểu chào mừng, lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Lào Cai đã giới thiệu khái quát về điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên vùng Tây Bắc và tiềm năng du lịch to lớn với nền văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc. Khẳng định Tây Bắc luôn là điểm đến không thể bỏ qua của du khách ưa thích sự khoáng đạt, mạo hiểm muốn tìm đến thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, trải nghiệm nguyên bản về văn hóa, khí hậu đặc trưng.

dl 9.jpg
Giới thiệu tiềm năng du lịch tỉnh Lào Cai.

Đối với Lào Cai là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh đặc biệt để phát triển du lịch do nằm trên Hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam) với hệ thống đường sắt, đường cao tốc và sắp tới là đường hàng không, thuận lợi kết nối Lào Cai với nhiều địa phương có thế mạnh về phát triển du lịch, dịch vụ.

Thông qua hội nghị sẽ không ngừng đưa hoạt động du lịch vùng Tây Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ngày càng kết nối chặt chẽ, để cùng khai thác những lợi thế cạnh tranh của các địa phương, cùng nhau nối vòng tay lớn, khai thác và phát huy hết những tiềm năng, lợi thế, để du lịch của hai vùng ngày càng phát triển nhanh và bền vững.

dl 4.jpg
Lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long phát biểu khai mạc hội nghị.

Lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, năm 2022, các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long thu hút hơn 37 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt hơn 32 nghìn tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long đón gần 27 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch hơn 26 nghìn tỷ đồng.

dl 6.jpg
Giới thiệu tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại thành phố Cần Thơ.

Lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long khẳng định, Tuần Du lịch - Văn hóa Tây Bắc tại Cần Thơ năm 2023 do nhóm hợp tác, phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng diễn ra thành công vào đầu tháng 7/2023 với nhiều nội dung quan trọng, hoạt động đặc sắc, được công chúng đón nhận, ngành du lịch đồng bằng sông Cửu Long nhiệt tình hưởng ứng và để lại những ấn tượng khó phai trong lòng du khách về vùng đất hùng vĩ về thiên nhiên, hào hùng về lịch sử, độc đáo về bản sắc văn hóa. Tiếp nối thành công trên, Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác, kết nối du lịch 2 vùng miền, ngày càng gần lại nhau hơn và cùng nhau phát huy tiềm năng để du lịch của cả 2 vùng cùng cất cánh.

dl 5.jpg
Lãnh đạo tỉnh An Giang giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch địa phương.

Tại hội nghị, các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long đã giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch của vùng, đặc biệt là thế mạnh về miệt vườn - sông nước, có sự đa dạng của sinh cảnh, thiên nhiên, gồm núi rừng, đồng bằng và biển đảo; nét đặc sắc về những loại hình văn hóa, nhất là nghệ thuật đờn ca tài tử đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

dl 7.jpg
Những sản phẩm ẩm thực nổi tiếng tại tỉnh An Giang.

Đại diện các tỉnh khu vực Tây Bắc đã chia sẻ thông tin du lịch, những điểm đến hấp dẫn và mong muốn sẽ kết nối chặt chẽ với các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long hình thành các tour, tuyến du lịch; tạo ra nhiều loại hình và kết nối nhiều điểm du lịch hấp dẫn để giữ chân du khách ở lại lâu hơn.

Đại diện các tỉnh, thành phố cho rằng, việc liên kết vùng, liên kết chuỗi sản phẩm để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch nội địa trong điều kiện vùng Tây Bắc và Tây Nam có nhiều tài nguyên du lịch mang tính chất, đặc điểm khác biệt nhau. Tây Bắc với "Núi rừng hùng vĩ", Tây Nam với "Sông nước hữu tình". Đó sẽ là sự bổ trợ cần thiết để khai thác, phát triển du lịch, chắc chắn du khách 2 vùng sẽ tìm đến để trải nghiệm sự khác biệt.

dl 10.jpg
Tỉnh Bến Tre giới thiệu các sản phẩm du lịch.

Trong không khí cởi mở, chân thành, đại diện các hiệp hội, trung tâm xúc tiến du lịch và doanh nghiệp, đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch các tỉnh, thành phố đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và đồng thời mong muốn việc hợp tác phát triển du lịch của đơn vị sẽ ngày càng thuận lợi thông qua việc có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

dl 12.jpg
Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam đánh giá cao hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch của 2 vùng trong khuôn khổ hội nghị và kỳ vọng đây sẽ là cơ hội để du lịch các tỉnh, thành phố trong khu vực không chỉ mở rộng hình ảnh du lịch địa phương mà còn hình thành việc kết nối du lịch chặt chẽ trong tương lai.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam mong muốn chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm, định hướng phát triển du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch gắn với phát triển xanh, bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng tiêu chuẩn, để du lịch trở thành một thành phần kinh tế quan trọng; tiếp tục tạo ra nhiều loại hình lịch mới thu hút khách du lịch. Các hiệp hội du lịch, trung tâm xúc tiến, doanh nghiệp quan tâm tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch, giới thiệu các sản phẩm du lịch để du khách trong và ngoài nước ngày càng biết đến, mang lại nguồn thu cho người dân.

dl 13.jpg
Ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phát biểu chỉ đạo.

Phát biểu chỉ đạo, ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam biểu dương, đánh giá cao hoạt động kết nối, phát triển du lịch 2 vùng miền, đóng góp vào thành công chung của phát triển du lịch. Khẳng định 2 vùng còn rất nhiều dư địa để phát triển du lịch khi được thiên nhiên ưu đãi về giá trị tài nguyên thiên nhiên, khí hậu đa dạng và phong phú, lợi thế về du lịch biển đảo, sông nước; du lịch địa hình đồi núi; du lịch về văn hóa - lịch sử; du lịch tâm linh; du lịch sinh thái... Thông qua hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch này sẽ tạo điều kiện cơ hội cho doanh nghiệp 2 vùng miền kết nối hợp tác phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

dl 11.jpg

Nhân dịp này, các tỉnh, thành phố và các đơn vị, doanh nghiệp 2 khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Tây Bắc đã ký kết hợp tác, liên kết phát triển du lịch (ảnh trên).

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw