Xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ

Trong thời đại công nghệ 4.0, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thành công. Xu hướng này càng trở nên phổ biến hơn khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng thích ứng linh hoạt khi khách hàng chuyển đổi thói quen mua sắm.

Dịch Covid-19 đã trở thành “chất xúc tác” mạnh mẽ làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Các hoạt động mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, siêu thị, chợ giảm rõ rệt. Thay vào đó, hoạt động chi tiêu online trên sàn thương mại điện tử, website, mạng xã hội “lên ngôi”. Trước thực tế đó, nhiều cửa hàng, doanh nghiệp buộc phải thực hiện chuyển đổi số trong bán lẻ, chuyển đổi mô hình từ bán hàng truyền thống sang bán hàng đa kênh.

Khách hàng hiện đại ngày càng có nhiều lựa chọn. Việc ứng dụng công nghệ vào bán hàng giúp nâng cao trải nghiệm, thúc đẩy nhu cầu mua sắm và phát sinh những nhu cầu mới. Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là việc tích hợp các ứng dụng công nghệ để thay đổi cách thức quản lý bán hàng, thay đổi mô hình kinh doanh và mang đến những giá trị - trải nghiệm mua sắm mới.

1.jpg
Chương trình đi chợ online tại hệ thống siêu thị Winmart.

Chủ động trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh, hệ thống siêu thị Winmart áp dụng chuyển đổi số ở 3 lĩnh vực: Sử dụng smartphone để truy xuất nguồn gốc toàn bộ sản phẩm tại siêu thị; thanh toán trên ứng dụng của ngân hàng và chương trình đi chợ online. Nhờ đẩy mạnh bán hàng, giới thiệu sản phẩm trên nền tảng số, đơn vị đã mở rộng được đối tượng khách hàng; doanh thu bán hàng online chiếm hơn 40% tổng thu nhập hằng tháng.

Ông Dương Xuân Bách, đại diện chuỗi siêu thị Winmart Lào Cai cho biết: Nhiều khách hàng hiện nay không có thời gian đến mua hàng trực tiếp. Nắm được xu thế đó, các cửa hàng trong chuỗi triển khai chương trình đi chợ online, giao hàng đến tận nhà cho khách hàng. “Chúng tôi cũng thường xuyên đăng các chương trình khuyến mãi lên nhóm khách hàng thân thiết, từ đó khách không cần đến cửa hàng mà vẫn sử dụng được dịch vụ. Việc áp dụng chuyển đổi số vào bán hàng đã mang lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng và tăng doanh thu cho cửa hàng” - ông Bách nói.

Các sản phẩm được dán nhãn để dễ dàng truy xuất nguồn gốc điện tử.Thúy Phượng.JPG
Nông sản Lào Cai được dán nhãn truy xuất nguồn gốc.

Không chỉ các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, mà nhiều chủ cơ sở bán lẻ truyền thống cũng từng bước ứng dụng thương mại điện tử và nền tảng số để đa dạng hóa hoạt động bán hàng, tăng cường quảng bá và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Nhiều chủ cửa hàng đã đăng sản phẩm của mình lên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Ngoài thanh toán bằng tiền mặt, việc thanh toán qua các ứng dụng trực tuyến được sử dụng rộng rãi.

2.jpg
Tiểu thương tại chợ Sa Pa livestream bán hàng trên các nền tảng số.

Ông Triệu Thiết Nghĩa, Phó Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Sa Pa cho biết: Nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn thị xã đã bắt kịp xu thế, đưa sản phẩm của mình quảng bá trên nhiều nền tảng, việc thanh toán cũng thuận tiện hơn khi người dùng liên kết với các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, đối với địa phương có du lịch, dịch vụ phát triển mạnh như Sa Pa thì việc đưa công nghệ số vào ngành bán lẻ sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển mạnh hơn, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Theo thống kê của Sở Công Thương, khoảng trên 70% khách hàng có sử dụng điện thoại thông minh đã tham gia mua sắm thông qua nền tảng số. Đây cũng là điều kiện để ngành triển khai sâu, rộng hơn việc chuyển đổi số trong các lĩnh vực có liên quan. Năm 2023, Lào Cai phấn đấu hơn 80% người trưởng thành toàn tỉnh có tài khoản thanh toán điện tử; tổng doanh thu từ các sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử trên 7 tỷ đồng. Không chỉ trong bán lẻ, mà các lĩnh vực khác thuộc ngành công thương cũng đang chuyển mình để đáp ứng với xu thế xã hội số, kinh tế số.

Theo ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Giám đốc Sở Công Thương, triển khai chương trình chuyển đổi số, ngành công thương xác định có 2 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là, thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa của Lào Cai trên các ứng dụng, sàn thương mại điện tử và thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh. Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả nổi bật: 100% sản phẩm OCOP, hàng hóa đặc sản của Lào Cai được đưa lên sàn thương mại điện tử của tỉnh, sàn thương mại lớn của cả nước như Vỏ sò, Postmart, Shopee; 100% cơ sở kinh doanh xăng, dầu ứng dụng thanh toán trực tuyến; 100% đơn vị xuất - nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan, chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông qua các hệ thống điện tử…

Sản phẩm OCOP Lào Cai được đưa lên các sàn thương mại điện tử. Thúy Phượng.JPG
Sản phẩm OCOP của Lào Cai được đưa lên các sàn thương mại.

Thời gian tới, ngành công thương xác định tiếp tục triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại. Cùng với đó, ngành sẽ thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại, xuất - nhập khẩu trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh; đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động của ngành để nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh cũng như mang lại trải nghiệm thuận tiện nhất cho người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Về nơi khởi đầu phong trào “dịch rào hiến đất”

Về nơi khởi đầu phong trào “dịch rào hiến đất”

Đưa chúng tôi đi tham quan những tuyến đường giao thông vừa mới được mở rộng thoáng đãng, sạch đẹp, đồng chí Nguyễn Thị Trâm, Bí thư Đảng ủy xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn tự hào chia sẻ: Ở vùng đất này, mỗi thửa ruộng, dòng suối, ngọn đồi và từng nếp nhà sàn của người Tày vẫn còn ghi dấu ấn về một thời cách mạng hào hùng. Tinh thần cách mạng ấy giờ đây tiếp tục thôi thúc những thế hệ người dân nơi đây quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp.

[Infographic] Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật

[Infographic] Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật

Tại Nghị định số 9/2025/NĐ-CP ngày 10/1/2025 của Chính phủ ban hành có quy định về Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật. Theo đó, các cơ sở sản xuất bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật sẽ được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, sản xuất muối hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp...

Cho mùa xuân thêm xanh

Cho mùa xuân thêm xanh

Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, đã trở thành truyền thống, các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh nô nức trồng cây, trồng rừng để nhân lên những mầm xanh. Mỗi cây xanh được trồng gửi gắm ước mong, đón đợi những điều tốt lành cho một năm mới với niềm tin mới.

Đẩy nhanh các dự án nguồn, lưới điện

Đẩy nhanh các dự án nguồn, lưới điện

Theo Nghị quyết 01/NQ-CP vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, điều hành, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt ít nhất 8% và phấn đấu hai con số trong điều kiện thuận lợi hơn.

Kinh tế cửa khẩu khẳng định vị thế Lào Cai

Kinh tế cửa khẩu khẳng định vị thế Lào Cai

Những ngày đầu năm 2025, Nhân dân Lào Cai vui mừng khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý với Dự án đầu tư xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng để trình Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp Quốc hội trong tháng 2/2025. Đây sẽ là trục kết nối quan trọng giữa những cảng biển lớn ở miền Bắc với Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, là “cú hích” để Lào Cai sớm trở thành Trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc và châu Âu.

Khởi tạo những mùa vàng bội thu

Khởi tạo những mùa vàng bội thu

Sau nhiều năm chọn tạo và phát triển, giống lúa LC212 mang bản quyền của Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Lào Cai được nông dân nhiều địa phương phía Bắc lựa chọn đưa vào sản xuất, làm nên những vụ mùa bội thu. Càng vinh dự hơn khi giống lúa LC212 được chứng nhận “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024”.

Lào Cai có 269 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Lào Cai có 269 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Việc triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có sự vào cuộc tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, nên Chương trình OCOP của tỉnh Lào Cai đạt nhiều kết quả.

fb yt zl tw