Xín Mần, vùng du lịch xanh đầy tiềm năng

Xín Mần (Hà Giang) là vùng du lịch có nhiều điểm đến hấp dẫn với nhiều loại hình phong phú như: Du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng...

Trên bản đồ du lịch Hà Giang, cái tên Xín Mần có vẻ còn xa lạ với nhiều người. Nhắc đến Hà Giang hầu hết du khách đều nghĩ đến Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc,… Tuy nhiên, Xín Mần cũng là một địa điểm du lịch đẹp, nhiều điểm đến và mang lại đa dạng trải nghiệm cho du khách.

Xín Mần là hành trình du lịch mà du khách phải di chuyển 150 km từ trung tâm thành phố Hà Giang về phía Tây Bắc. Nơi đây có 18 dân tộc cùng chung sống, luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cần cù sáng tạo và giàu lòng mến khách, những nét đẹp truyền thống văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, giàu bản sắc, mang đậm nét đặc trưng của các dân tộc vùng cao núi đất. Đến với Xín Mần du khách sẽ tận mắt chiêm ngưỡng phong cảnh vùng cao bên rặng Tây Côn Lĩnh - nơi có tới 3 Di sản Quốc gia có giá trị về lịch sử và văn hóa. Có lẽ ít mảnh đất nào có được vẻ đẹp riêng huyền bí như Xín Mần, nơi lâu nay vẫn được coi là vùng đất chứa nhiều điều bí ẩn.

Xín Mần, vùng du lịch xanh đầy tiềm năng ảnh 1
Những cánh đồng hoa Tam giác mạch thu hút du khách đến Xín Mần.

Thôn Nấm Chanh, xã Nấm Dẩn là nơi sinh sống của người Việt cổ. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Bãi đá cổ, di sản văn hóa cấp Quốc gia. Ở vùng Bãi đá lớn, trên phiến đá lớn nhất có các họa tiết hoa văn với nhiều hình họa mang tính phồn thực, ghi dấu ấn thời Mẫu hệ của xã hội cổ đại và các bức họa được xác định là cổ nhất, từ thời tiền sơ sử.

rải qua hơn 2.000 năm, Bãi đá cổ Nấm Dẩn còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải mã. Các nhà khảo cổ học cho rằng người Việt cổ trải qua thời kỳ Mẫu hệ ở đây sinh sống, phát triển ra sao còn là bí mật với thế giới văn minh. Hiện nay còn rất nhiều giả thiết về bãi đá này và chưa ai đưa ra được câu trả lời chính xác, cũng như việc dịch nghĩa các ký tự được khắc trên đó. Từ Nấm Dẩn, du khách có thể tới Bản Phùng khám phá những ngôi mộ cổ được cho là của ông Hoàng Vần Thùng - “ông vua” của người La Chí. Những ngôi mộ cổ, mộ giả và mộ thật, đắp to đều nhau và được sắp đặt như có sự cố ý, hiện nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải. Đến Xín Mần còn để tìm hiểu lịch sử cha ông ta trấn giữ biên ải miền Tây Tổ quốc trong giai đoạn ngàn năm Bắc thuộc ở xã Khuôn Lùng, hay khám phá di tích thác Tiên, đèo Gió và đắm mình trong không gian u tịch của rừng nguyên sinh mênh mang trên độ cao 1.400 m so với mặt nước biển.

Xín Mần, nơi thượng nguồn sông Chảy với chiều dài qua huyện 40 km, dòng suối đầu nguồn trong vắt đã tạo nên một thác Tiên thơ mộng huyền bí, khí hậu mát mẻ trong lành; và rừng nguyên sinh đèo Gió, nơi có nhiều loài gỗ quý hiếm sinh trưởng gần 500 tuổi. Trên đường đi, du khách còn được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt với dòng sông Chừng, sông Chảy uốn lượn dưới chân những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh lụa. Dọc theo những cung đường uốn lượn quanh co, thấp thoáng bản làng với những ngôi nhà cheo leo bên sườn núi tạo nên ấn tượng hoang sơ, yên bình đầy hấp dẫn.

Đến Nàn Ma, hình ảnh con sông Chảy như dải lụa mềm vắt ngang lòng thung lũng giữa biển lúa vàng gợn sóng và những dãy núi xanh thẫm sẽ là ấn tượng khiến du khách không thể quên. Thị trấn Cốc Pài nằm gọn trong  một thung lũng bậc thang xoáy ốc từ chân lên đến đỉnh núi. Qua cầu Cốc Pài, cây cầu có chiều cao gần 100 mét, men theo sông Chừng 20 km là đường lên cửa khẩu Xín Mần.

Con đường được tráng nhựa phẳng lì nhưng quanh co lên dốc xuống đèo, độ cao thay đổi liên tục đem lại cảm giác choáng ngợp về núi rừng phía cực Tây của tỉnh Hà Giang. Khi đặt chân lên cửa khẩu biên giới, du khách sẽ tận mắt thấy bức tường biên giới do Tưởng Giới Thạch xây từ thế kỷ trước. Trong những năm qua, lượng khách đến với Xín Mần ngày càng tăng. Huyện đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp mạng lưới giao thông và trồng cây xanh tạo cảnh quan các điểm du lịch trên địa bàn huyện.

Đặc biệt, huyện đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện, khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và nước ngoài vào đầu tư xây dựng các nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi giải trí, tạo môi trường du lịch và các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú. Phát triển các sản phẩm du lịch, văn hóa ẩm thực mang đậm bản sắc vùng miền để thu hút và tạo ấn tượng đối với du khách; xây dựng các làng văn hóa du lịch, phát triển các làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm, chế tạo đàn Tính, khèn Mông, trống, dây dao, túi cước, nón lá địa phương. Các sản phẩm địa phương phục vụ du khách như rượu Làng Táo của xã Bản Ngò, chè Shan tuyết, cá nướng, thịt bò khô, nõn cọ, gạo Già dui, nếp Nàng Hương, mật ong, Thảo quả, gà đen, miến dong... Đặc biệt, du khách còn được hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương, luôn được đón tiếp bằng sự nhiệt tình, thân thiện.

Xín Mần, miền Tây Hà Giang thật sự là mảnh đất đầy tiềm năng du lịch. Con người Hà Giang mạnh mẽ, kiên cường, không ngại vượt khó sẽ tạo nên điều kỳ diệu. Để ruộng bậc thang thay đổi màu sắc theo mùa kỳ ảo; Bãi đá cổ Nấm Dẩn bí ẩn; thác Tiên, đèo Gió, những vườn chè cổ thụ trong sương bên rặng núi hùng vĩ níu chân du khách và du lịch xanh bên rặng Tây Côn Lĩnh sẽ cất cánh trong một ngày không xa.

Báo Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

fb yt zl tw