WHO triển khai chiến dịch xét nghiệm bệnh tả quy mô lớn trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác thông báo kế hoạch triển khai công tác xét nghiệm chẩn đoán nhanh bệnh tả trên toàn cầu với quy mô lớn nhất từ trước đến nay đã được tiến hành từ ngày 5/4 nhằm thúc đẩy cuộc chiến chống tình trạng lây nhiễm đang gia tăng.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc tả tại bệnh viện ở Lusaka, Zambia. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ châu Phi, Malawi cùng ngày đã nhận được lô hàng xét nghiệm đầu tiên, khởi động chương trình chẩn đoán toàn cầu nhằm nâng cao tốc độ phát hiện các đợt bùng phát dịch tả.

WHO ra tuyên bố cho biết tổng cộng hơn 1,2 triệu bộ xét nghiệm sẽ được phân phối cho 14 quốc gia có nguy cơ cao trong những tháng tới. Tuyên bố xác nhận: “Các quốc gia sẽ nhận được bộ dụng cụ trong những tuần tới trong đợt triển khai toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay, bao gồm những nước hiện bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch tả bùng phát, như Ethiopia, Somalia, Syria và Zambia”.

Đây là chương trình hợp tác, trong đó, liên minh vaccine Gavi xử lý nguồn tài trợ và điều phối, còn Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đảm nhận công tác mua sắm. WHO và Lực lượng đặc nhiệm toàn cầu về kiểm soát bệnh tả cũng đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ.

Các tổ chức tham gia nêu rõ chương trình này nhằm mục đích hỗ trợ các quốc gia tăng tốc và cải thiện mức độ chính xác của việc phát hiện và ứng phó với dịch tả thông qua biện pháp tăng cường năng lực giám sát và xét nghiệm thường xuyên.

Tuyên bố dẫn lời bà Aurelia Nguyen - Giám đốc chương trình của Gavi - chia sẻ: “Chúng ta đang trải qua chiều hướng gia tăng chưa từng có trong nhiều năm về số ca mắc bệnh tả trên toàn thế giới và thông báo hôm nay mang lại động lực thúc đẩy quan trọng trong cuộc chiến chống căn bệnh này”.

Bệnh tả, lây nhiễm từ một loại vi khuẩn thường lây truyền qua thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm, gây tiêu chảy và nôn mửa, và có thể đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

Số lượng ca bệnh đã gia tăng trong những năm gần đây, với 473.000 ca được báo cáo trên toàn cầu cho WHO vào năm 2022, gấp đôi năm 2021, và dữ liệu sơ bộ ghi nhận hơn 700.000 ca được báo cáo trong năm 2023. Số đợt bùng phát dịch bệnh tăng vọt đã tạo ra nhu cầu chưa từng có về vaccine từ các quốc gia bị ảnh hưởng.

Tuyên bố của WHO đánh giá mặc dù nguồn cung vaccine phòng bệnh tả đường uống trên toàn cầu đã tăng gấp 18 lần trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2023, song nhu cầu tăng cao đã gây ra tình trạng thiếu hụt trên toàn thế giới. Tháng trước, WHO đã kêu gọi “hành động ngay lập tức” để giải quyết tình trạng thiếu hụt, đồng thời cảnh báo về “áp lực chưa từng có đối với kho dự trữ vaccine toàn cầu”.

Cũng trong ngày 5/4, WHO xác nhận tình hình hiện nay đã buộc các chiến dịch tiêm chủng phải trì hoãn để duy trì liều lượng cho nhiệm vụ ứng phó dịch bệnh khẩn cấp. Đồng thời, các đợt bùng phát tái diễn ở những quốc gia đã thực hiện các chiến dịch tiêm chủng khẩn cấp cho thấy rõ nhu cầu cải thiện tốc độ và mức độ chính xác trong việc xác định các khu vực đang xảy ra tình trạng lây truyền mới hoặc dai dẳng.

Bà Leila Pakkala - người đứng đầu bộ phận cung ứng của UNICEF - tuyên bố: “Chẩn đoán giám sát giúp xác định các điểm nóng với độ chính xác cao. Kết quả này cho phép các đối tác nhắm mục tiêu vaccine dịch tả đến chính xác thời gian và địa điểm mà nguồn cung hạn chế, từ đó sẽ cứu được nhiều mạng sống nhất”.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw