WHO: Cảnh giác với Covid-19, viêm phổi

4 năm sau khi thế giới ghi nhận ca tử vong đầu tiên do Covid-19, Covid-19 đã trở thành bệnh đặc hữu, nhưng hệ thống y tế toàn cầu vẫn đối mặt những gánh nặng tiềm ẩn cùng với những nguy cơ do các bệnh viêm đường hô hấp theo mùa có chiều hướng phổ biến hơn.

l8c-8353-1338jpg-6337.jpeg
Tây Ban Nha bắt buộc người dân đeo khẩu trang tại bệnh viện.

Tiếp tục lây lan

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca mắc Covid-19, chủ yếu do biến thể JN.1, tăng nhanh trở lại trong thời gian cuối năm 2023, đầu năm 2024, đúng giai đoạn cao điểm của bệnh cúm và các bệnh viêm đường hô hấp vào mùa đông - xuân. Khoảng 10.000 ca tử vong vì Covid-19 đã được ghi nhận trong tháng cuối cùng của năm 2023. Tuy nhiên, theo WHO, những con số thống kê này chỉ dựa trên dữ liệu được ghi nhận ở chưa tới 50 quốc gia, chủ yếu thuộc châu Âu và châu Mỹ.

Tại Mỹ, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) đã gọi đợt gia tăng số ca mắc Covid-19 hiện nay là làn sóng Covid-19 lớn thứ hai trong lịch sử nước này, sau đợt tăng số ca mắc biến thể Omicron mùa đông xuân cuối năm 2021- đầu năm 2022. Tiến sĩ Michael Hoerger, trợ lý giáo sư tại Trường Y thuộc Đại học Tulane (bang Louisiana), cảnh báo từ giữa tháng 12-2023 đến tháng 2-2024 sẽ là đỉnh điểm của làn sóng hiện tại, cứ 3 người Mỹ thì có 1 người mắc Covid-19.

Châu Âu liên tục ghi nhận những con số “kỷ lục” về tốc độ tăng ca mắc cúm và Covid-19. Tại Bồ Đào Nha, tỷ lệ các ca mắc cúm trong tổng số bệnh nhân ở khu chăm sóc tích cực lên mức cao kỷ lục (17%) trong tuần cuối cùng của năm 2023. Tại Anh, cơ quan Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) cho biết, số ca Covid-19 và cúm tăng gấp đôi chỉ sau hai tuần từ 23 đến 31-12-2023, tăng hơn 65% kể từ đầu tháng 12-2023. Một số quốc gia ở Nam bán cầu, hiện trong mùa hè, cũng chứng kiến mức độ hoạt động của bệnh về hô hấp cao hơn dự kiến vào thời điểm này trong năm. Tại Australia, một làn sóng Covid-19 mới đã quét qua bang New South Wales (NSW) trong kỳ nghỉ lễ đầu năm mới, với tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trong 1 năm qua ở bang này.

Tăng nguy cơ viêm phổi nặng

Lý giải cho tình trạng Covid-19 lây lan nhanh trong thời gian gần đây, các chuyên gia cho biết, biến thể JN.1 có thể trốn tránh hệ thống miễn dịch và lây truyền dễ dàng hơn các biến thể khác. Hiện biến thể JN.1 đã xuất hiện ở hơn 40 quốc gia và được WHO phân loại là biến thể được quan tâm. Ngoài các triệu chứng thông thường như sốt hoặc ớn lạnh, ho, đau họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ, khó thở, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác, sương mù não, triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày, biến thể JN.1 còn gây 2 triệu chứng khác thường là khó ngủ và lo lắng. Biến thể JN.1 cũng khiến các chuyên gia y tế lo ngại làm tăng nguy cơ viêm phổi nặng.

Để ngăn dịch lan rộng, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) khuyến cáo người dân nên ở nhà và đeo khẩu trang ở nơi đông người cũng như tại các cơ sở y tế. Tại Hy Lạp, chính phủ nước này đã hối thúc người dân đi tiêm phòng cúm và Covid-19. Tây Ban Nha tái áp đặt quy định đeo khẩu trang tại bệnh viện. Các bệnh viện ở ít nhất 4 bang của Mỹ đã khôi phục quy định đeo khẩu trang. Ở Đông Nam Á, nhiều nước tái áp dụng một số biện pháp như lắp máy quét thân nhiệt tại sân bay, kêu gọi người dân đeo khẩu trang, tiêm vaccine Covid-19.

Báo Sài Gòn giải phóng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw