Vui hội người Dao

Vừa qua, cộng đồng người Dao ở thị xã Sa Pa nói riêng, người Dao của tỉnh Lào Cai và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung đã có dịp hội ngộ, giao lưu gặp gỡ tại Ngày hội khám phá các di sản văn hóa dân tộc Dao ở xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa). Ngày hội không chỉ là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của người Dao mà còn góp phần quảng bá văn hóa dân tộc Dao đến du khách trong nước và quốc tế.

k1.jpg
Ngày hội khám phá di sản văn hóa dân tộc Dao được tổ chức tại xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa).

Người Dao đỏ là 1 trong 5 nhóm dân tộc thiểu số cư trú lâu đời ở thị xã Sa Pa, sở hữu kho tàng văn hóa phong phú, với những giá trị được bảo tồn nguyên vẹn. Trên địa bàn thị xã Sa Pa hiện có 13 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó 7/13 di sản thuộc sở hữu cộng đồng người Dao là: Nghi lễ cấp sắc, lễ hội Pút tồng, nghề làm trống, nghề chạm khắc bạc, nghệ thuật trang trí trên trang phục, nghề vẽ tranh thờ và chữ nôm Dao.

1 (4).jpg
k3.jpg
Nhiều hoạt động được tổ chức tại Ngày hội.

Điểm đặc biệt của ngày hội là sự góp mặt của hơn 100 nghệ nhân người Dao đến từ thị xã Sa Pa, huyện Bảo Yên và tỉnh Tuyên Quang. Có thể nói, ngày hội là dịp quy tụ nhiều nghệ nhân người Dao nhất trên địa bàn thị xã Sa Pa. Đến với ngày hội, du khách được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc thể hiện đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Dao như múa trống hội bản Dao, biểu diễn trích đoạn lễ hội Pút tồng, cấp sắc, đám cưới... Du khách còn được chiêm ngưỡng màn trình diễn trang phục truyền thống độc đáo của 5 nhóm họ Dao (gồm Dao tiền, Dao thanh y, Dao họ, Dao tuyển và Dao đỏ) do các nghệ nhân dân tộc Dao đến từ thị xã Sa Pa, huyện Bảo Yên và tỉnh Tuyên Quang biểu diễn.

Tôi rất vui khi được tham gia Ngày hội khám phá các di sản văn hóa dân tộc Dao và trình diễn trang phục nhóm người Dao thanh y (Tuyên Quang) tại ngày hội. Được giới thiệu với mọi người về trang phục truyền thống của dân tộc mình là niềm tự hào đối với tôi.

Chị Lý Thị Hương, nghệ nhân dân tộc Dao (thành phố Tuyên Quang).

k4.jpeg
Màn trình diễn trang phục các nhóm người Dao là điểm nhấn của Ngày hội.

Trong 2 ngày (29 - 30/4), nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đã diễn ra tại thị xã Sa Pa thu hút đông du khách trong nước và quốc tế tham dự. Du khách không chỉ hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn được tham gia hái lá thuốc, làm các công đoạn của nấu lá thuốc, học cách sử dụng thảo dược và chuẩn bị thuốc tắm - một trong những bài thuốc dân gian trứ danh của người Dao đỏ Sa Pa và trực tiếp trải nghiệm các nghề thủ công truyền thống như làm trống, chạm khắc bạc, học viết chữ Nôm Dao

Đây là lần đầu tiên tôi tham gia một ngày hội văn hóa của dân tộc Dao. Tôi thấy người Dao có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Ẩm thực của người Dao cũng rất phong phú, tôi thích ăn món bánh chưng và canh gà thảo dược của người Dao.

Anh Nguyễn Việt Hùng, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

k5.jpeg
Ngày hội cũng thu hút nhiều du khách quốc tế tham gia trải nghiệm, khám phá nét văn hoá đặc sắc của người Dao.

Với kỳ vọng góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa của cộng đồng Dao, Ngày hội khám phá các di sản văn hóa dân tộc Dao năm 2023 tại Sa Pa đã để lại những ấn tượng tốt đẹp, góp phần quảng bá nét đẹp văn hóa người Dao, tạo điểm nhấn thu hút du khách đến Sa Pa - Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw