"Vó ngựa cao nguyên" sẵn sàng cuộc đua

"Đến thời điểm này, các công việc chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng chào đón du khách". Đó là khẳng định của ông Bùi Văn Vinh, Trưởng Phòng Văn hóa  - Thông tin huyện Bắc Hà về Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 16 sẽ diễn ra vòng loại vào ngày 3/6.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
anh 5.jpg
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà hằng năm luôn được đông đảo người dân và du khách mong chờ.

Trong khuôn khổ Festival “Cao nguyên trắng” Bắc Hà mùa hè năm 2023, diễn ra từ ngày 3 - 11/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 16 là sự kiện được mong chờ nhất. Thời gian qua, các nài ngựa đã tích cực chăm sóc ngựa đua và luyện tập.

Giải đua năm nay quy tụ hơn 100 nài ngựa. Các nài ngựa nam, nữ đến từ các huyện trong tỉnh Lào Cai và một số nài ngựa đến từ Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên…

Giải được tổ chức vòng loại từ 9 giờ ngày 3/6, cự ly thi đấu 1.900 m. Các nài ngựa xuất sắc sẽ bước vào vòng chung kết, được tổ chức từ 9 giờ ngày 10/6, cự ly thi đấu 1.500 m. Tại vòng chung kết, các nài ngựa sẽ tranh giải Nhất, Nhì, Ba, các hạng mục cá nhân, đồng đội.

Vòng loại và vòng chung kết được tổ chức cách nhau 1 tuần, tạo cơ hội để các nài ngựa có thêm thời gian luyện tập, chuẩn bị sức khỏe và tinh thần trước khi bước vào vòng chung kết. Đồng thời, tổ chức vào các ngày cuối tuần, thuận lợi cho người dân và du khách theo dõi và cổ vũ.

Ông Bùi Văn Vinh, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Hà

1 tháng trước khi giải đua ngựa diễn ra, khắp các thôn, bản của huyện Bắc Hà, nhiều người đã gác lại việc nhà nông, miệt mài luyện tập. Những ngày này, chị Vàng Thị Hồng và chồng là anh Lâm Văn Nam, ở thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải không cho ngựa đi thồ hàng.

Anh Lâm Văn Nam cho biết: Ngày thường, tôi vẫn dùng ngựa để thồ hàng và nông sản. Đến mùa đua ngựa, tôi dành cho ngựa chế độ dinh dưỡng đặc biệt, khẩu phần ăn nhiều tinh bột hơn.

Chị Vàng Thị Hồng và chồng là Lâm Văn Nam, ở thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải chăm sóc ngựa trước giải đua..jpg
Chị Vàng Thị Hồng và chồng là anh Lâm Văn Nam chăm sóc ngựa theo chế độ đặc biệt.

Tại giải đua ngựa năm nay, xã Na Hối tham gia đông nhất. Là địa phương luôn giành thứ hạng cao trong các mùa giải trước, giải năm nay, Na Hối quyết tâm giữ vững thành tích. Hằng ngày, từ 6 giờ đến 8 giờ và khoảng 15 đến 16 giờ, các nài ngựa của xã Na Hối thường đưa ngựa ra sân vận động trung tâm huyện tập luyện.

Anh Vàng Văn Thức, ở xã Na Hối, một trong những nài ngựa có kinh nghiệm nhiều năm thi đấu, mùa giải này tiếp tục đăng ký tham gia. Ở các mùa giải trước, anh Thức đều lọt vào vòng chung kết, từng đoạt giải Nhất, Nhì, Ba. Thời gian này, anh dành cho ngựa đua của mình chế độ chăm sóc đặc biệt, đồng thời tích cực tập luyện mỗi ngày.

Anh Vàng Văn Thức cho biết: Tôi cho ngựa tập tại sân vận động để ngựa quen với đường đua, đồng thời tăng tính bền bỉ, dẻo dai khi thi đấu.

Anh Vàng Văn Thức (bên phải ảnh) sẵn sàng tham gia giải đua..jpg
Anh Vàng Văn Thức (phải ảnh) tập luyện sẵn sàng giải đua ngựa.

Sáng 3/6, ngay trước giờ vòng loại diễn ra, huyện Bắc Hà sẽ tổ chức nghi thức cầu may cho các đoàn tham gia. Các hoạt động sẽ được tái hiện nghi thức dưới dạng tóm lược cho du khách tham quan, trải nghiệm tìm hiểu thêm giá trị, ý nghĩa của giải đua ngựa.

Sau đó là màn diễu hành “Vũ điệu ngựa trên cao nguyên” gắn với ý nghĩa ca ngợi quá trình gắn bó của loài ngựa đối với thăng trầm cuộc sống của cộng đồng các dân tộc huyện Bắc Hà trong lao động, trong chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc và trong hành trình nâng tầm giải đua ngựa trở thành di sản văn hóa phi vật thể.

Ngoài điểm nhấn là giải đua ngựa, Festival “Cao nguyên trắng” Bắc Hà mùa hè năm 2023 sẽ có nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn cho du khách tại các xã trọng điểm về du lịch, tạo cơ hội để du khách khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ tại Bắc Hà. Với sự chuẩn bị chu đáo từ Ban Tổ chức cùng quyết tâm của các nài ngựa, tin tưởng rằng giải sẽ diễn ra thành công, đáp ứng kỳ vọng của du khách.

c6c5de2b99ee47b01eff.jpg
Du thuyền trên sông Chảy, khám phá hang Tiên cũng là địa chỉ hứa hẹn thu hút du khách trong khuôn khổ Festival. (Ảnh: Nguyễn Bảo Long)

Bắc Hà hiện có 65 nhà hàng, gần 100 cơ sở lưu trú, với tổng số gần 1.000 phòng, đáp ứng cho khoảng 3.000 - 4.000 khách. Trong đó có 8 khách sạn từ 1 - 2 sao, 34 nhà nghỉ và 54 cơ sở homestay tập trung ở ven thị trấn và các xã: Na Hối, Bản Phố, Tà Chải, Thải Giàng Phố, Bản Liền. Hầu hết các cơ sở lưu trú đã đầu tư nâng cấp và chuẩn bị tốt các điều kiện, sẵn sàng đón khách.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa nhãn ngọt thơm xứ biển

Mùa nhãn ngọt thơm xứ biển

Tháng 8 âm lịch hằng năm, du khách có dịp về Bạc Liêu đến khu vườn nhãn cổ trên 100 năm tuổi nổi tiếng ở miền Tây, được đắm mình trong khung cảnh yên bình, mát lành, thưởng thức những chùm nhãn ngọt thơm xứ biển.

Sa Pa: Hân hoan trước giờ diễn ra sự kiện lớn

Sa Pa: Hân hoan trước giờ diễn ra sự kiện lớn

Chỉ còn ít giờ nữa, tại Khu Du lịch quốc gia Sa Pa sẽ diễn ra sự kiện lớn của mảnh đất được mệnh danh là dãy Alps của châu Á, điểm đến hàng đầu của thế giới - Lễ kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa. Thời điểm này, Sa Pa tấp nập, đông vui bởi người dân và du khách “đổ về” đây tham dự sự kiện đặc biệt này.

Sa Pa - các danh hiệu du lịch ấn tượng

Sa Pa - các danh hiệu du lịch ấn tượng

Sa Pa - địa danh đẹp nhất châu Á, điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á, điểm trải nghiệm thú vị nhất thế giới, điểm đến xanh nhất trái đất… và còn rất nhiều danh hiệu ấn tượng khác mà các tạp chí du lịch, chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới bình chọn.

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Vườn Di sản ASEAN trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với diện tích hơn 28.000 ha nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000 m so với mặt nước biển, thuộc địa bàn thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu). Với hệ sinh thái rừng phong phú, nơi đây được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học vào bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách.

Xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia vươn tầm quốc tế

Xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia vươn tầm quốc tế

Sa Pa xưa là cao nguyên Lồ Suối Tủng, thuộc trại Ngòi Bo, sau là tổng Hướng Vinh, châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa. Cách đây 120 năm, vào mùa đông năm 1903, đoàn thám hiểm của Sở Địa lý Đông Dương trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Đoàn thám hiểm đã đặt tên cho cao nguyên và ghi danh vào bản đồ là “Cao trạm Sa Pa”. Sự kiện này trở thành dấu mốc lịch sử phát hiện ra Sa Pa.

Sa Pa - những dấu ấn huyền thoại

Sa Pa - những dấu ấn huyền thoại

Sa Pa có một chặng đường hình thành và phát triển tương đối dài. Dấu ấn trên chặng đường ấy được lưu giữ bằng những di tích lịch sử và trở thành điểm nhấn của Sa Pa, thu hút rất đông du khách.

Ấn tượng mảnh đất 5 mùa lễ hội

Ấn tượng mảnh đất 5 mùa lễ hội

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở Sa Pa đều khiến người ta mê đắm, bởi mỗi mùa, Sa Pa khoác lên mình những tấm áo đặc biệt, với những sắc thái khác nhau, có chút vấn vương, thương nhớ. Giờ đây, đến với Sa Pa, những người bạn phương xa không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của 4 mùa tự nhiên, mà còn có mùa thứ 5, đó là mùa yêu.

Sa Pa: Cơ sở dịch vụ nhà hàng, khách sạn sẵn sàng đón khách

Sa Pa: Cơ sở dịch vụ nhà hàng, khách sạn sẵn sàng đón khách

Những ngày này, Sa Pa vô cùng náo nhiệt, sôi động bởi chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023 đang diễn ra nhân dịp Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng tại thị xã Sa Pa đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất.

fb yt zl tw