Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Địa chất Quốc tế

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà gồm toàn bộ các giai đoạn của quá trình biển làm ngập chìm karst nhiệt đới cũng như có 3 loại hình hang động chủ yếu (hang hàm ếch biển cổ, hang nền karst cổ, hàm ếch).

Vịnh Hạ Long. (Ảnh: TTXVN phát)
Vịnh Hạ Long. (Ảnh: TTXVN phát)

Cùng với 99 địa điểm khác của 53 quốc gia trên thế giới, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã được Liên hiệp Khoa học địa chất quốc tế (IUGS) công nhận là Di sản Địa chất Quốc tế.

Thông tin được Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Tân Văn, nguyên Viện Trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết ngày 25/8.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Tân Văn là người đã tham gia và chủ trì 2 hồ sơ Di sản Thế giới liên quan đến các giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, đồng thời trực tiếp chuẩn bị hồ sơ trình Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế công nhận Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản Địa chất Quốc tế.

Di sản được công nhận nhờ hai giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử địa chất và địa mạo karst (địa mạo của các kiểu phân rã đặc trưng thông thường được đánh dấu bởi các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất-PV).

Dự kiến, Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế sẽ công bố danh sách 100 Di sản Địa chất IUGS tại Đại hội Địa chất quốc tế (IGC) lần thứ 37 diễn ra từ ngày 25-31/8/2024 tại Busan (Hàn Quốc).

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà bao gồm toàn bộ các giai đoạn của quá trình biển làm ngập chìm karst nhiệt đới cũng như có 3 loại hình hang động chủ yếu (hang hàm ếch biển cổ, hang nền karst cổ và hàm ếch).

Vịnh Hạ Long thể hiện các giai đoạn muộn hơn của quá trình biển ngập chìm. Quần đảo Cát Bà bổ sung các giá trị địa chất quan trọng vào di sản thông qua các mẫu hình về các giai đoạn đất liền và liên triều.

Quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải (Hải Phòng) gồm 367 hòn đảo lớn nhỏ, lung linh sắc màu với những bãi biển cát trắng mịn có làn nước sâu trong vắt có thể nhìn tận đáy. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải (Hải Phòng) gồm 367 hòn đảo lớn nhỏ, lung linh sắc màu với những bãi biển cát trắng mịn có làn nước sâu trong vắt có thể nhìn tận đáy. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Năm 1994, Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị nổi bật toàn cầu về thẩm mỹ.

Năm 2000, Vịnh Hạ Long lại được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới lần thứ hai với giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo.

Ngày 16/9/2023, tại Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thiên nhiên Thế giới, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên thế giới liên tỉnh-thành phố đầu tiên ở Việt Nam.

Do đó, việc Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế công nhận là Di sản Địa chất Quốc tế thêm một lần nữa khẳng định giá trị của Di sản này.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Tân Văn, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là mẫu hình tuyệt vời về cảnh quan karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa và quá khứ gần đây bị biển xâm lấn, làm biến cải và hiện nay vẫn đang ngập chìm trong nước biển.

Đá vôi ở Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà cùng với nhiều khu vực khác ở miền Bắc Việt Nam như: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Bình... được hình thành cũng trong môi trường biển nông và ấm, chủ yếu trong thời kỳ cách ngày nay khoảng 300 triệu năm.

Vịnh Hạ Long còn có sự đa dạng về các yếu tố địa hình như các đảo núi xen kẽ các vũng biển sâu, sự tương phản của rừng sú vẹt ven bờ và các đảo đá vôi có vách dựng đứng. Đây chính là loại hình thái địa hình cổ nhất còn quan sát được ở Việt Nam.

Ở phần lục địa và các đảo, địa hình xâm thực bào mòn thể hiện ở các đồi núi lục nguyên, núi và đảo đá vôi, ở các hang động thuộc các tầng khác nhau. Còn ở đáy Vịnh, đáng quan tâm là các nhánh sông cổ, các khối karst sót lại và đặc biệt là cánh đồng karst ngập chìm.

Ngoài ra, với sự đa dạng về quá trình hình thành và hình thái của hệ thống hang động và đảo đá, Vịnh Hạ Long có 2 loại hang: Hang cổ và hang trẻ. Quá trình hình thành hệ thống hang trẻ liên quan đến sự chuyển dời từng phần các “dăm kết hang động” lấp đầy các hang cổ (như hang hồ Động Tiên), còn sự bào mòn liên tục của nước biển trên địa hình bán bình nguyên karst cổ đã tạo nên các đảo đá vôi hình cột và các đảo có hình thù kỳ dị khác như ngày nay.

Diện mạo của khu vực Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà và các giá trị địa chất, địa mạo độc đáo và nổi tiếng như ngày nay là kết quả của quá trình vận động kiến tạo địa chất khu vực kéo dài hơn 500 triệu năm. Đó cũng chính là lý do UNESCO đã ba lần công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

Theo suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Du lịch đừng “ngủ” khi du khách còn thức

Du lịch đừng “ngủ” khi du khách còn thức

Không ít du khách chia sẻ với tôi rằng, thật khó để trải nghiệm suốt đêm khi đến một số địa bàn du lịch ở Lào Cai, bởi không có nhiều sản phẩm du lịch đêm đặc sắc, đành phải chọn cách đi ngủ sớm.

Malaysia xúc tiến quảng bá du lịch giáo dục tại thị trường Việt Nam

Malaysia xúc tiến quảng bá du lịch giáo dục tại thị trường Việt Nam

Tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia (Tourism Malaysia) phối hợp Đại sứ quán Malaysia tại Việt Nam và Cục Hội nghị và Triển lãm Malaysia (MyCEB) vừa tổ chức các hoạt động phong phú nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước, đồng thời xúc tiến quảng bá tiềm năng loại hình du lịch giáo dục, du lịch MICE của Malaysia.

Sa Pa hướng tới trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế

Sa Pa hướng tới trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế

Khu du lịch quốc gia Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế, với hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, hiện đại. Hệ thống sản phẩm du lịch tại địa phương từng bước được xây dựng đa dạng, đặc sắc, phong phú, chất lượng cao.

Lào Cai kết thúc tốt đẹp chuyến khảo sát, xúc tiến, quảng bá du lịch tại Vân Nam

Lào Cai kết thúc tốt đẹp chuyến khảo sát, xúc tiến, quảng bá du lịch tại Vân Nam

Chiều 28/9, tại thành phố Mông Tự, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã tham dự chương trình quảng bá, xúc tiến, kết nối du lịch các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), mang chủ đề “ Việt - Trung, 2 quốc gia 6 điểm đến”.

Cơ hội định vị thương hiệu du lịch MICE Việt Nam

Cơ hội định vị thương hiệu du lịch MICE Việt Nam

MICE EXPO 2024 là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch, các đối tác cung cấp dịch vụ, các bên liên quan gặp gỡ, trao đổi thông tin, tìm hiểu xu hướng thị trường, sản phẩm; mở rộng liên doanh, liên kết, ký kết hợp đồng hợp tác trong lĩnh vực du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo).

Cơ hội mới cho du lịch âm nhạc

Cơ hội mới cho du lịch âm nhạc

Du lịch âm nhạc là xu hướng du lịch kết hợp giữa việc thưởng thức sự kiện âm nhạc giải trí với tham quan, nghỉ dưỡng. Những năm gần đây, nhu cầu thưởng thức âm nhạc kết hợp du lịch trên thế giới ngày càng tăng.

Đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa

Đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa

Thời gian qua, việc Việt Nam liên tiếp được World Travel Awards vinh danh là "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới", "Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á", "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á"…, cho thấy dải đất hình chữ S được đánh giá rất cao về tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch.

Cần bổ sung trò chơi, trò diễn dân gian vào các tour du lịch

Cần bổ sung trò chơi, trò diễn dân gian vào các tour du lịch

Hiện nay, các trò chơi và trò diễn dân gian chưa được xây dựng thành sản phẩm du lịch độc lập mà mới chỉ chủ yếu được tổ chức trong các lễ hội; trình diễn tại các sân khấu, các câu lạc bộ… Theo chuyên gia du lịch, bên cạnh góp phần lưu giữ văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc, các trò chơi và trò diễn dân gian còn tạo nên những yếu tố hấp dẫn, thu hút du khách.

fbytzltw