Vinh dự được tặng hoa Bác Hồ

Đó là bà Lương Thị Hải, dân tộc Tày, công nhân Mỏ Apatit nghỉ hưu ở xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai). Bà bồi hồi nhớ lại: Năm ấy, bà 11 tuổi, là học sinh lớp 3, Trường cấp I xã Cam Đường. Lớp của bà do thầy giáo Phạm Kỳ Quý dạy.

Sáng sớm 23/9, học trò đến lớp như thường lệ. Thầy Quý phổ biến: Hôm nay nghỉ học, thầy cùng các em lên Mỏ tham quan!

Nghe thầy nói, cả lớp thích thú reo lên. Thầy Quý bảo Hải cùng ba, bốn bạn gái ra vườn trường, hái một bó hoa. Những luống hoa sân trường do thầy trò chăm sóc hằng ngày, nhưng hoa chưa nhiều lắm. Hải cùng các bạn hái hoa cúc, hoa dừa cạn và một số hoa khác, bó thành bó hoa tươi trông cũng đẹp mắt, đem cho thầy Quý xem.

Thầy Quý chỉnh sửa lại bó hoa rồi giao cho Hải cầm. Các lớp xếp hàng trên sân trường. Các em lớp 1 còn bé thì được nghỉ. Học sinh từ lớp 2 trở lên đi theo các thầy giáo lên Mỏ tham quan. Bạn mặc quần áo chàm, bạn mặc quần xanh áo sơ mi trắng. Bạn đi dép cao su, bạn đi chân đất. Hải mặc quần đen, áo sơ mi trắng, tóc cắt ngắn ngang vai, tay ôm bó hoa đi đầu, ngay bên cạnh thầy Quý.

Đoạn đường khá xa. Đến khu lán công nhân thì dừng lại. Thầy Quý bảo: Đến nơi rồi!

Thầy bảo đi tham quan Mỏ, sao dừng ở đây? Hải thắc mắc nhưng không dám hỏi.

Công nhân mỏ đã tập trung rất đông, mọi người xếp hàng chỉnh tề. Bà con Làng Hẻo cũng đã đến, đứng cạnh các đoàn công nhân.

Mọi người hướng lên phía trước. Một lúc sau có chiếc ô tô đi xuống và dừng lại. Những tiếng reo vui cất lên:

- Bác Hồ! Bác Hồ!

- Bác Hồ đến! Bác Hồ đến!

Tiếng vỗ tay vang lên. Bác vẫy tay tươi cười chào mọi người.

Hải đứng cách chỗ Bác đứng khoảng năm, sáu mét. Bác mặc quần áo nâu, đội mũ cát, chiếc khăn mặt bông vắt trên vai. Hải cùng các bạn cố kiễng chân để nhìn Bác Hồ rõ hơn. Đi đường xa, lại xúc động, mồ hôi lấm tấm trên mặt Hải. Thầy Quý rút khăn mùi xoa lau mặt cho Hải và bảo:

- Em mang hoa lên tặng Bác Hồ đi!

Hải sung sướng bước lên nâng bó hoa tặng Bác. Bác nhận hoa, ôm hôn Hải và âu yếm cười, nụ cười trìu mến và vô cùng gần gũi. Hải trở về hàng. Các bạn cứ xuýt xoa trước vinh dự của Hải.

Bác nói chuyện với Nhân dân và công nhân khu Mỏ. Bác nói và quay nhìn khắp lượt mọi người. Gương mặt Bác hiền từ, đôi mắt sáng. Hải cứ chăm chăm nhìn và lắng nghe giọng nói ấm áp của Bác. Thời gian trôi nhanh quá. Bác vẫy tay tạm biệt mọi người. Nhân dân vẫy tay, công nhân Mỏ vẫy tay, Hải cùng các bạn cứ kiễng chân lên, giơ tay vẫy mãi, vẫy mãi, lưu luyến nhìn theo Bác…

Hình ảnh Bác hôm ấy và niềm vinh dự, phấn khởi và tự hào được tặng hoa Bác Hồ lưu giữ mãi trong trí nhớ của Hải. Hải học hành chăm chỉ hơn, làm việc nhà siêng năng hơn. Học hết cấp I, có bạn không học tiếp, nhất là các bạn gái, nhưng Hải quyết chí học lên cấp II. Hải vừa học vừa làm như một lao động chính trong nhà. Chăn trâu, lấy củi, làm ruộng làm nương, mọi việc của nhà nông, Hải đều làm tất, mà còn làm thạo. Nghỉ trưa tranh thủ mở sách học. Đêm thắp đèn học. Mỗi khi khó khăn lại nhớ hình ảnh Bác Hồ, nhớ lần vinh dự được tặng hoa Bác Hồ, lại quyết tâm vượt lên…

Đến năm 1964, Hải tốt nghiệp cấp II. Con gái Tày học hết cấp II ngày ấy rất hiếm. Cam Đường chưa có trường cấp III, ra thị xã Lào Cai thì xa quá, rất khó khăn. Hải nộp hồ sơ đi học Trung cấp Bưu điện Truyền thanh ở Hà Đông. Nhưng đường xa quá, cảnh nhà khó khăn, gạo thì tạm đủ, nhưng rất khan hiếm đồng tiền, thế là Hải ở nhà. Mười bảy tuổi, Hải là xã viên tích cực của Hợp tác xã. Năm 1966, Hải đi làm công nhân Mỏ.

Hải được xếp vào đơn vị khai thác đá. Các công việc: Nổ mìn, đập đá, xếp đá, đẩy xe cút kít, toàn việc nặng nhọc, nam giới còn vất vả, huống chi là với cô gái sức vóc nhỏ bé. Nhưng đã quen lao động từ nhỏ, Hải cố sức vượt qua. Năm 1969, Mỏ thành lập công trường xây dựng Nhà máy nghiền II, mang tên Công trường mùng 3 tháng 9, ngày Bác qua đời. Hải chuyển sang công trường này, vẫn là những công việc nặng nhọc, nhưng niềm vinh dự năm xưa được tặng hoa Bác Hồ là nguồn động viên Hải vượt lên. Sang đơn vị cung tiêu, rồi làm công việc xuất nhập kho quặng nghiền, sau năm 1979, lại chuyển về công trường đá, công việc nào Hải cũng tích cực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

FB_IMG_1695361332356.jpg
Bà Lương Thị Hải (thứ 2 từ phải sang) - học sinh dân tộc Tày vinh dự được tặng hoa Bác Hồ năm 1958 khi Người thăm đất Mỏ Cam Đường.

Năm nay, bà Hải đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông Ngô Ngọc Pản chồng bà cũng là người Tày, cùng quê Làng Nhớn, là công nhân nghề khoan nghỉ hưu, năm nay đã ngoài tám mươi. Ông Pản kể: Hôm ấy, đang ca sản xuất, ông Pản không được đi đón Bác, nhưng ông vẫn được nhìn thấy Bác từ xa, vẫn hình dung rõ hình ảnh Bác mặc quần áo nâu, đội mũ cát, khăn mặt trắng vắt vai. Ông bấm điện thoại cho khách xem hình ảnh cô bé Hải năm xưa tặng hoa Bác Hồ. Ảnh ghi lại tư liệu từ hơn nửa thế kỷ, vẫn hiện rõ cô bé Hải mặc áo trắng, tóc cắt ngắn ngang vai tặng hoa Bác Hồ. Bác cười, ánh mắt sáng, âu yếm hiền từ. Ông mở tủ lấy đĩa ghi hình cho khách mượn về xem toàn bộ tư liệu Bác lên thăm Lào Cai, thăm khu Mỏ.

Nghỉ hưu, hai ông bà ở Nặm Thíp theo tên gọi ngày xưa, nay là tổ 6, xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai. Ngôi nhà xây nho nhỏ sáng sủa gọn gàng kề bên ngôi nhà của con trai. Ông bà có vườn tược xanh tươi, khu chuồng gà, ao cá quy hoạch gọn gàng. Cả hai ông bà đều hồ hởi kể lại câu chuyện năm xưa. Ông bà vẫn thường kể cho các con, các cháu ký ức về niềm vinh dự lớn lao của gia đình. Ông bà phấn khởi vì đã hoàn thành nhiệm vụ người công nhân Mỏ, đã nuôi dạy các con trưởng thành, nay giúp các con nuôi dạy các cháu học hành chăm ngoan. Các cháu của ông bà mong muốn có dịp ông bà đưa các cháu về viếng Lăng Bác Hồ. Không phải là bố mẹ đưa đi mà phải là ông bà đưa đi cơ! Các cháu muốn như thế! Niềm phấn khởi và vinh dự của ông bà đã chuyền sang các cháu và lan tỏa trong bà con địa phương.

Niềm phấn khởi và vinh dự của bà Hải, của cả gia đình còn mãi mãi tươi mới trong cuộc sống hạnh phúc gia đình hôm nay.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Biệt đội” cứu nạn, cứu hộ vì Nhân dân quên mình

“Biệt đội” cứu nạn, cứu hộ vì Nhân dân quên mình

Mưa lũ, ngập úng và sạt lở đất đá do hoàn lưu bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhà nước và Nhân dân tại nhiều địa phương trong tỉnh. Trong thời khắc hiểm nguy đó, cùng với các lực lượng khác, cán bộ và chiến sĩ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh đã không màng khó khăn, chạy đua với thời gian để cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ Nhân dân.

Tuyên dương 38 thanh niên khuyết tật tiêu biểu

Tuyên dương 38 thanh niên khuyết tật tiêu biểu

Tối 7/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, Công ty TNHH TCP Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2024, tuyên dương 38 thanh niên khuyết tật tiêu biểu trong toàn quốc.

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Với kinh nghiệm, kiến thức bản địa quý báu trong ứng phó với thảm họa lũ quét, sạt lở đất ở vùng cao, anh Ma A Chính, Bí thư Chi bộ thôn Cô Tông Bản Vàng, xã Bản Cái, huyện Bắc Hà đã quyết đoán đưa toàn bộ 54 hộ dân trong thôn ra đến khu vực an toàn, dựng lán tránh trú.

Tự soi để sửa mình theo từng nội dung Quy định 144-QĐ/TW

Tự soi để sửa mình theo từng nội dung Quy định 144-QĐ/TW

Quy định 144-QĐ/TW được Bộ Chính trị ban hành ngày 9/5/2024 quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới đã hội tụ đầy đủ những cốt cách về đạo đức mà người cán bộ, đảng viên cần phải có, với những điều khoản được viết khái quát, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Cách đây 66 năm, ngày 23/9/1958, tại sân Tỉnh ủy, khi trò chuyện với cán bộ, công nhân, chiến sĩ, Nhân dân, kiều bào ta đang sinh sống tại Hà Khẩu (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nay, dưới chế độ dân chủ cộng hòa của chúng ta, các dân tộc bất kỳ to hay nhỏ đều là bình đẳng, đều là người chủ nước nhà. Tất cả các dân tộc đều phải đoàn kết chặt chẽ thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau như anh em ruột thịt”.

Những bữa cơm, cốc nước nghĩa tình

Những bữa cơm, cốc nước nghĩa tình

Dọc Quốc lộ 4E, từ thị trấn Phố Lu đến ngã ba Bắc Ngầm, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, chúng tôi gặp hình ảnh những người dân địa phương cầm cờ Tổ quốc vẫy chào từng đoàn xe thiện nguyện đi qua để đến vùng bị thiên tai hỗ trợ, giúp đỡ người dân bị nạn. Nhiều tổ chức và người dân còn tổ chức quán nước, quán cơm miễn phí, mời các đoàn thiện nguyện nán lại uống cốc nước mát, cùng ăn bữa cơm gia đình.

Dũng cảm vượt lên - hết mình vì dòng điện sáng

Dũng cảm vượt lên - hết mình vì dòng điện sáng

Mưa lũ ngập lụt đã đi qua, để lại những tuyến phố, con đường, bản làng tan hoang ngập chìm trong bùn đất; nhà cửa, cây cối, gãy đổ ngổn ngang. Sự tàn phá của thiên nhiên đã gây ra thiệt hại nặng nề về con người và tài sản của hầu hết các địa phương, trong đó có hệ thống điện quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Ban Vận động cứu trợ tỉnh tiếp nhận 2,47 tỷ đồng hỗ trợ trong sáng 17/9/2024

Ban Vận động cứu trợ tỉnh tiếp nhận 2,47 tỷ đồng hỗ trợ trong sáng 17/9/2024

Sáng 17/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã trực tiếp tiếp nhận hỗ trợ của 8 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với số tiền 2,47 tỷ đồng, qua đó nâng mức hỗ trợ và cam kết hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân qua cơ quan MTTQ Việt Nam tỉnh lên con số gần 85 tỷ đồng.

Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Sống cùng nhịp thở người dân Phìn Chải 2

Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Sống cùng nhịp thở người dân Phìn Chải 2

Chặng đường từ A Mú Sung đến thôn Phìn Chải 2, xã A Lù không quá xa, ngày thường nếu đi ô tô chỉ hết chừng hơn 1 giờ, nhưng sau cơn mưa lớn vào rạng sáng 9/9 con đường đã hư hỏng nặng. Để đến được thôn thực hiện công tác cứu hộ nạn nhân bị sạt lở đất, 27 cán bộ, nhân viên của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 phải hành quân bộ gần 20 cây số. Một bên vực sâu, một bên vách núi, nhiều điểm sạt lở, tất cả khó khăn đó không làm chùn bước những người chiến sĩ.

"Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"

"Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"

Quên đói, quên mệt, quên cả hiểm nguy rình rập xung quanh, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an trên địa bàn tỉnh đã vượt núi, băng rừng, vượt dòng lũ dữ để kịp thời đưa tin, tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho người dân ở vùng cô lập. Những câu chuyện, hành động dũng cảm “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của các anh trong khắc phục hậu quả thiên tai đã để lại hình ảnh đẹp, khiến người dân cảm động.

"Tự hào là người lính Cụ Hồ"

"Tự hào là người lính Cụ Hồ"

“Tuấn ơi cố lên”, “Tuấn ơi bám chặt dây vào”, “Đừng bỏ cuộc Tuấn ơi”, “Cố lên chú bộ đội ơi, sắp được rồi”… Hàng trăm câu nói động viên của người dân, đồng đội vẫn in hằn trong tâm trí người quân nhân trẻ tuổi, là “liều thuốc” tinh thần to lớn để Thiếu úy Đỗ Lâm Tuấn, sinh năm 1994, Ban Chỉ huy quân sự thành phố Lào Cai vượt qua lằn ranh sinh tử, bình an trở về trong vòng tay yêu thương, niềm vui của đồng đội, gia đình và người dân địa phương.

Lời kể của “người hùng” lái 2 tàu vô chủ vượt 2 cầu Phố Lu an toàn

Lời kể của “người hùng” lái 2 tàu vô chủ vượt 2 cầu Phố Lu an toàn

Theo Thượng tá Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng Công an huyện Bảo Thắng, từ khoảng 23 giờ ngày 9/9 đến 3 giờ 30 phút ngày 10/9, việc neo giữ 2 tàu trôi dạt từ thượng nguồn sông Hồng mới được hoàn thành tại khu vực thôn An Thắng, xã Sơn Hà. Việc khống chế, điều khiển và neo giữ tàu trôi dạt đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, hạ tầng giao thông.

fbytzltw