Việt Nam và Lào có tiềm năng hợp tác du lịch rất lớn

Hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Lào đang trên đà tăng trưởng phát triển rất tốt, tiềm năng hợp tác còn rất lớn và có nhiều triển vọng trong tương lai gần.

Năm 2023, lượng khách du lịch Việt Nam đến Lào đạt hơn 837.000 lượt, tăng 133% so với năm 2022 và ở chiều ngược lại, lượng khách Lào đến Việt Nam hơn 120.000 lượt, tăng 155%.

Theo số liệu của Cục Phát triển Du lịch Lào, trong 3 tháng đầu năm 2024, khách du lịch Lào đến Việt Nam đạt hơn 33.000 lượt và Lào đón hơn 263.000 lượt khách Việt Nam. Việt Nam tiếp tục đứng thứ 2 trong các thị trường gửi khách đến Lào và Lào nằm trong nhóm 15 thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam.

Thatluang - một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở thủ đô Vientiane, Lào.
Thatluang - một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở thủ đô Vientiane, Lào.

Kết quả này cho thấy, hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Lào đang trên đà phát triển tốt. Khách du lịch hai nước qua lại lẫn nhau bằng các hình thức đường hàng không, đường bộ, trong đó có du lịch xe tự lái. Bà Souansavanh Viyaket, Bộ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cho biết, tiềm năng hợp tác du lịch giữa Lào và Việt Nam còn rất lớn và có nhiều triển vọng trong tương lai gần.

Hợp tác du lịch giữa hai nước Lào - Việt Nam phát triển rất tốt. Khách du lịch của cả Lào và Việt Nam đều quan tâm, qua lại, tìm hiểu lẫn nhau về lịch sử, các danh lam thắng cảnh, điều này đã làm cho nhân dân hai nước ngày càng thêm hiểu biết và gắn bó thân thiết.

Theo bà Souansavanh, các điểm đến phổ biến mà du khách Việt Nam lựa chọn khi đến Lào chủ yếu ở thủ đô Vientiane, thị trấn Vangvieng (tỉnh Viengchan) và cố đô Luangprabang. Ngược lại, du khách Lào cũng rất muốn thăm Việt Nam vì những điểm đến giàu truyền thống, đậm dấu ấn về văn hoá, lịch sử và đặc biệt đất nước Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp.

Thông qua du lịch, người dân hai nước không chỉ được thoả mãn nhu cầu đi du lịch, tìm hiểu về văn hoá, lịch sử của Việt Nam và Lào mà đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối hữu nghị, làm sâu sắc, bền chặt mối quan hệ hợp tác hết sức đặc biệt.

Hiện nay, hai nước Việt Nam và Lào có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy du lịch, tăng cường trao đổi khách khi công dân của hai nước mang hộ chiếu phổ thông được miễn thị thực trong vòng 30 ngày; Kết nối hàng không với nhiều đường bay thẳng được khai thác với tần suất ngày càng cao; Du lịch đường bộ cũng được chú trọng phát triển, ngoài xe khách vận chuyển thì xe tự lái được phép lưu hành có kiểm soát tại Việt Nam và Lào.

Ngoài ra, Việt Nam và Lào có chung đường biên giới đất liền dài hơn 2.300km, đi qua địa giới hành chính của 10 tỉnh của mỗi bên, là khu vực có tiềm năng phát triển, có vị trí chiến lược trên tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây. Vì vậy, hợp tác du lịch khu vực biên giới Việt Nam-Lào từng bước phát triển trong những năm qua. Nhiều hoạt động hợp tác, liên kết phát triển sản phẩm, xúc tiến du lịch trong khuôn khổ song phương và đa phương đã được triển khai và đạt được những kết quả nhất định, thu hút sự tham gia của các địa phương, cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch hai nước.

Thời gian qua, hai nước Việt Nam và Lào đã thường xuyên tổ chức các chương trình quảng bá du lịch, văn hóa như Tuần Văn hóa - Du lịch Tây Bắc và thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 tại tỉnh Luangprabang (Bắc Lào) và mới đây là chương trình xúc tiến du lịch, thương mại Hà Nội - Vientiane 2024. Tuy nhiên, để thúc đẩy du lịch giữa Việt Nam và Lào ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và tương xứng với mối quan hệ đặc biệt, bà Souansavanh Viyaket, Bộ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cho rằng.

Bà Souansavanh Viyaket, Bộ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào.
Bà Souansavanh Viyaket, Bộ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào.

Thời gian tới, tôi thấy chúng ta cần quan tâm hơn nữa đối với quan hệ hợp tác trong phát triển ngành du lịch, thông qua các hoạt động trao đổi các đoàn đại biểu các cấp; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh; khuyến khích các doanh nghiệp phát triển du lịch và cùng nhau xây dựng các chương trình, chiến lược phát triển chung; tổ chức hội thảo, trao đổi bài học, kinh nghiệm phát triển du lịch công tư; cùng phối hợp, quảng bá hình ảnh những địa danh, điểm đến thu hút du khách mang đậm sắc thái văn hóa Lào và Việt Nam.

Việt Nam và Lào có tiềm năng du lịch rất lớn. Trên tinh thần hợp tác hữu nghị trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, cùng với quyết tâm chính trị cao của chính phủ hai bên, chắc chắn tiềm năng, thế mạnh du lịch của hai nước sẽ được khai thác đúng như kỳ vọng phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của hai nước trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, góp phần hoàn thành mục tiêu mà Lào đặt ra cho năm 2024 là thu hút 4 triệu khách nước ngoài và mục tiêu Việt Nam đón 17- 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Trong nhịp sống hối hả, những chuyến du lịch không chỉ dừng lại ở việc khám phá cảnh đẹp hay tận hưởng tiện nghi mà còn mang theo giá trị nhân văn sâu sắc. Một trong những hình thức đặc biệt ấy là du lịch tình nguyện - nơi từng bước chân lữ khách in dấu yêu thương, mỗi trải nghiệm gắn liền với sự sẻ chia và lan tỏa những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Vừa qua, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai chương trình hỗ trợ cây giống hoa và tổ chức trồng hoa tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô và xã Lùng Phình (trước đây là xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà).

Du khách Việt Nam đến Nhật Bản cao kỷ lục

Du khách Việt Nam đến Nhật Bản cao kỷ lục

Số lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản trong năm 2024 đạt 621.173 lượt. Đây là năm thứ hai liên tiếp lượng khách từ Việt Nam tới Nhật Bản đạt kỷ lục trong lịch sử, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong du lịch hai nước.

fb yt zl tw