Việt Nam là điểm sáng về phục hồi du lịch ở châu Á-Thái Bình Dương

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, năm 2024, ngành du lịch nước ta đón 17,6 triệu lượt khách quốc tế, đạt 98% so cùng kỳ năm 2019. Mức tăng trưởng này tương đương với sự phục hồi chung của nền du lịch thế giới là 99% và cao hơn đáng kể mức phục hồi trung bình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 87% so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

thiet-ke-chua-co-ten-167-3795-2454.jpg
Năm 2024, du lịch Việt Nam ước đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 38,9% so cùng kỳ năm 2023.

Dẫn số liệu từ Hàn thử biểu du lịch thế giới (World Tourism Barometer) mới đây do Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc (UN Tourism) công bố, năm qua, lượng khách du lịch trên toàn cầu đạt hơn 1,4 tỷ lượt khách. Con số này tăng 11% so cùng kỳ năm 2023 và phục hồi 99% so cùng kỳ năm 2019.

Theo UN Tourism, kết quả này có được bởi nhu cầu du lịch của người dân ngày càng mạnh mẽ sau dịch Covid-19, sự tăng trưởng tích cực từ các thị trường nguồn lớn và phục hồi liên tục của các điểm đến ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Xét về mức độ tăng trưởng, năm 2024, các quốc gia thuộc châu Á-Thái Bình Dương có mức tăng trưởng tốt nhất thế giới khi tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, Đông Bắc Á tăng 54%, Đông Nam Á tăng 23%, Thái Bình Dương tăng 12%, Nam Á tăng 8%.

Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nhận định, trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, du lịch Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao ấn tượng khi năm 2024 tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2023.

Xét về tỷ lệ phục hồi so với năm 2019, khu vực Trung Đông dẫn đầu thế giới với 132%, tiếp đến là châu Phi với 107%, châu Âu với 101%, châu Mỹ với 97%. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương dù có nhiều tiến triển trong năm qua nhưng mức độ phục hồi vẫn thấp nhất, đạt 87%. Cụ thể, Đông Bắc Á phục hồi 86%, Đông Nam Á phục hồi 88%, Thái Bình Dương phục hồi 83%, Nam Á phục hồi 92%.

Năm 2024, ghi nhận sự kết quả phục hồi nổi bật của Việt Nam trong bối cảnh khó khăn chung của khu vực. Du lịch Việt Nam phục hồi 98% so với năm 2019, cao hơn khá nhiều so với mặt bằng chung khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tương đương với mức phục hồi của thế giới.

Trong khu vực Đông Nam Á, du lịch Việt Nam ghi nhận mức độ phục hồi tốt nhất, cao hơn các điểm du lịch nổi tiếng như: Malaysia (94%), Thái Lan (88%), Singapore (86%), Indonesia (86%), Philippines (72%)...

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, kết quả tích cực mà ngành du lịch có được trong thời gian qua là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ với việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết tạo thuận lợi cho du lịch phục hồi. Đặc biệt, chính sách thị thực thông thoáng là động lực quan trọng để thu hút khách quốc tế. Bên cạnh đó là hiệu quả đột phá của các chương trình xúc tiến, quảng bá tới những thị trường gửi khách quan trọng, tiềm năng.

Lấy đổi mới sáng tạo về nội dung, phương thức xúc tiến quảng bá làm điểm nhấn, ngành du lịch Việt Nam đã lựa chọn thị trường trọng điểm. Theo đó, tập trung vào các quốc gia là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Úc...

Đồng thời, triển khai phương thức xúc tiến đa dạng, từ tổ chức roadshow đến tham gia các hội chợ, lễ hội văn hóa du lịch, hội nghị xúc tiến... Quy mô của các chương trình xúc tiến du lịch ngày càng được mở rộng. Nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là các sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu du khách được quảng bá ngày càng đa dạng.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Không đơn thuần là một chuyến đi trải nghiệm, chương trình khảo sát thực tế dành cho báo chí (presstrip) trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 đã trở thành nhịp cầu kết nối giữa truyền thông và ngành du lịch. Presstrip là cơ hội “vàng” để các sản phẩm du lịch đặc trưng của Lào Cai được truyền thông sâu rộng hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

Truyền thông quốc tế gọi tên Đà Nẵng: "Điểm đến mới của giới thượng lưu Trung Đông"

Truyền thông quốc tế gọi tên Đà Nẵng: "Điểm đến mới của giới thượng lưu Trung Đông"

Việc Emirates chính thức khai thác đường bay thẳng Dubai - Đà Nẵng từ tháng 6/2025 mở ra “cuộc cách mạng du lịch” thực thụ cho thành phố sông Hàn. Đà Nẵng sẵn sàng vươn mình trở thành điểm đến hàng đầu dành cho du khách cao cấp, đặc biệt là từ thị trường Trung Đông giàu tiềm năng.

Hanoi Free Tour Guides: Cách người trẻ làm du lịch cộng đồng cho khách quốc tế

Hanoi Free Tour Guides: Cách người trẻ làm du lịch cộng đồng cho khách quốc tế

Trên chiếc ghế đá ven hồ Gươm, một cô sinh viên Việt Nam đang say sưa kể cho vị khách Ba Lan về truyền thuyết Rùa Vàng. Không giáo án, không kịch bản, người hướng dẫn viên mang đến cho du khách sự háo hức và nụ cười sảng khoái. Khoảnh khắc giản dị ấy chính là lát cắt chân thực của Hanoi Free Tour Guides (HFTGs) – nơi những người trẻ góp phần làm mới diện mạo du lịch Thủ đô bằng sự thân thiện, gần gũi.

fb yt zl tw