Việt Nam là điểm đến khách Hàn tiêu nhiều thứ hai ở châu Á

Mức chi tiêu của du khách Hàn Quốc khi tới Việt Nam đứng thứ hai trong châu Á - Thái Bình Dương sau Nhật Bản và trên Thái Lan, Australia, đảo Guam, theo Visa.

Mức chi tiêu của du khách Hàn Quốc khi tới Việt Nam đứng thứ hai trong châu Á - Thái Bình Dương sau Nhật Bản và trên Thái Lan, Australia, đảo Guam, theo Visa.

Theo báo cáo vào cuối tháng 9 của công ty hàng đầu thế giới về thanh toán kỹ thuật số Visa, trong top 5 điểm đến khách Hàn Quốc chi tiêu nhiều nhất ở châu Á - Thái Bình Dương nửa đầu năm nay, Nhật Bản đứng đầu, chiếm 48% tổng chi tiêu của du khách Hàn Quốc. Việt Nam đứng thứ hai, với 16%, tiếp theo là Thái Lan, Australia (cùng chiếm 6%) và Guam (3%).

Chi tiêu dành cho lưu trú của khách Hàn tại Việt Nam 6 tháng đầu năm tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 21% trong tổng chi phí chuyến đi. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của Việt Nam đối với nhu cầu nghỉ dưỡng của khách Hàn.

Chi tiêu cho các vật phẩm cần thiết chiếm 21% và dành cho ẩm thực chiếm 17%. Tại nhiều điểm du lịch phổ biến tại Việt Nam, khách Hàn sử dụng thanh toán điện tử tăng từ 15% lên 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Du khách Hàn Quốc tại TP Nha Trang, Khánh Hoà, năm 2023.
Du khách Hàn Quốc tại TP Nha Trang, Khánh Hoà, năm 2023.

Đà Nẵng, TP HCM và Hà Nội là ba điểm đến đứng đầu danh sách tiêu tiền của khách Hàn, lần lượt chiếm 25%, 15% và 10%. Các điểm đến như Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc ghi nhận mức chi tiêu đột phá, với mức tăng lần lượt là 90%, 150%, 160% so với cùng kỳ năm ngoái.

Visa cũng cho biết Việt Nam là điểm đến được khách Hàn Quốc yêu thích thứ hai, chỉ sau Nhật Bản và bằng Australia và điểm đến nước ngoài được khách Hàn ưa chuộng nhất trong dịp hè năm nay.

Ngoài chi tiêu mạnh, Hàn Quốc còn là thị trường gửi khách đến Việt Nam lớn nhất 8 tháng đầu năm, với hơn ba triệu lượt và chiếm 26% thị phần khách quốc tế, theo Tổng cục Thống kê.

Visa chỉ ra Việt Nam là điểm đến có sức hấp dẫn lâu dài đối với khách Hàn Quốc, thể hiện rõ qua mức tăng chi tiêu về chỗ ở. Sự trỗi dậy của các thành phố du lịch như Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc cùng xu hướng thanh toán điện tử ngày càng tăng, báo hiệu tương lai đầy hứa hẹn cho ngành du lịch, lữ hành Việt.

Để hút khách chi tiêu cao, lưu trú dài hạn, Việt Nam đang đẩy mạnh lĩnh vực du lịch cao cấp, cải thiện các dịch vụ chất lượng cao, tăng số lượng khách sạn 4-5 sao và trung tâm mua sắm sang trọng, điểm giải trí, nơi tổ chức sự kiện.

Theo vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phê duyệt đề án phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai, khu vực Tây Bắc giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt đề án phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai, khu vực Tây Bắc giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 3262/QĐ-UBND Quyết định phê duyệt Đề án phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai, khu vực Tây Bắc giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành Khu du lịch quốc gia.

Tăng sức nóng cho du lịch mùa đông

Tăng sức nóng cho du lịch mùa đông

Mùa đông vốn được coi là thời gian thấp điểm của ngành du lịch. Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng du lịch đã có nhiều thay đổi, “mùa nào cũng là mùa du lịch”. Nắm được xu hướng này, ngành du lịch đã đẩy mạnh các hoạt động kích cầu nhằm tăng sức hút cho du lịch mùa đông.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 tại Hà Nội: Cầu nối gắn kết các nền văn hóa

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 tại Hà Nội: Cầu nối gắn kết các nền văn hóa

Với chủ đề “Gastronomy of unity - Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực quốc tế (International Food Festival) 2024 diễn ra từ ngày 7/12 đến 8/12 tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Hà Nội) sẽ mang đến “bản giao hưởng” ẩm thực đa sắc, góp phần giới thiệu, quảng bá những nét tinh hoa của ẩm thực Việt Nam và thế giới, đồng thời thắt chặt hơn mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia.

Khai thác sản phẩm du lịch từ thiện: Cho đi là nhận lại

Khai thác sản phẩm du lịch từ thiện: Cho đi là nhận lại

Những năm qua, mô hình du lịch thiện nguyện trở thành sản phẩm được các đơn vị khai thác, nhất là đến với những tỉnh miền núi khó khăn. Nhiều địa phương xác định du lịch thiện nguyện là sản phẩm chuyên biệt mang lại lợi ích cho người dân, gia tăng trải nghiệm và cảm xúc cho du khách.

Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá

Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá

Trên cơ sở phát huy lợi thế về tiềm năng, tài nguyên du lịch, Lào Cai từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh theo tinh thần Chương trình hành động số 148 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

fb yt zl tw