Việt Nam đứng thứ 63 trong 116 quốc gia về chỉ số thông thạo tiếng Anh

Năm 2024, Việt Nam xếp thứ 63/116 trong bảng xếp hạng độ thông thạo tiếng Anh của người trưởng thành toàn cầu, giảm 5 bậc so với trước đó.

Trong bảng xếp hạng toàn cầu năm nay, Việt Nam đứng thứ 63 trên tổng số 116 quốc gia.
Trong bảng xếp hạng toàn cầu năm nay, Việt Nam đứng thứ 63 trên tổng số 116 quốc gia.

Ngày 13/11, Tổ chức giáo dục Education First chính thức công bố Chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu năm 2024 (English Proficiency Index 2024 - EPI 2024).

Khảo sát được thực hiện thường niên từ năm 2011 và hiện là khảo sát có quy mô lớn nhất thế giới về kỹ năng tiếng Anh theo quốc gia và khu vực.

Chỉ số EPI năm 2024 được phân tích từ kết quả kiểm tra của 2,1 triệu người không phải người bản ngữ nói tiếng Anh từ 18 tuổi trở lên tại 116 quốc gia và khu vực.

Dựa trên kết quả chỉ số EPI, các quốc gia sẽ được chia thành các nhóm thành thạo tiếng Anh: Rất cao (trên 600 điểm), Cao (550 - 599 điểm), Trung bình (500 - 549 điểm), Thấp (450 - 499 điểm), Rất thấp (dưới 450 điểm).

Năm 2024, chỉ số thông thạo về trình độ tiếng Anh của người Việt Nam đạt 498 điểm, nằm ở nhóm thấp. Một năm trước, năm 2023, Việt Nam đạt 505 điểm, nằm trong nhóm trung bình.

Trong bảng xếp hạng toàn cầu năm nay, Việt Nam đứng thứ 63 trên tổng số 116 quốc gia. Như vậy, thứ hạng năm 2024 của Việt Nam đã giảm 5 bậc so với một năm trước đó.

Ở khu vực châu Á, Việt Nam xếp hạng thứ 8 về mức độ thông thạo tiếng Anh, sau Singapore, Philippines, Malaysia, Hong Kong, Hàn Quốc, Nepal và Bangladesh. So với 2023, Việt Nam giảm một bậc từ hạng 7 xuống hạng 8.

Việt Nam xếp trên một số nước trong khu vực như Indonesia (80), Trung Quốc (91) và Nhật Bản (92) về chỉ số EPI 2024.

Ông Mark Do, giám đốc EF Education First tại Việt Nam, cho biết EF phân tích thấy trình độ tiếng Anh toàn cầu đang giảm. Năm nay là năm thứ tư liên tiếp trình độ tiếng Anh toàn cầu giảm, với 60% các quốc gia trong bảng xếp hạng có điểm số thấp hơn so với năm ngoái.

Tuy nhiên, một điểm sáng là nhóm tuổi trẻ 18-20 đã chững lại đà suy giảm kéo dài, tăng 5 điểm so với 2023 sau khi đã giảm 89 điểm từ năm 2015.

Châu Á ghi nhận mức giảm lớn nhất về trình độ tiếng Anh so với năm ngoái, phần lớn do Ấn Độ và phần nào là do Trung Quốc. Ở Châu Âu, trình độ tiếng Anh cũng giảm nhẹ.

Tại Mỹ Latinh, trình độ tiếng Anh duy trì ổn định sau nhiều năm tăng điểm nhưng một số quốc gia như Brazil, El Salvador và Cuba giảm hơn 10 điểm.

Một phân tích khác của EF là vẫn có 40 quốc gia mà nam giới vượt trội hơn phụ nữ đáng kể, hơn 20 điểm, tương tự năm 2023. Đáng chú ý, châu Phi là lục địa duy nhất phụ nữ có trình độ tiếng Anh tốt hơn nam giới một cách bền vững, và đây cũng là khu vực phụ nữ cải thiện rõ rệt nhất.

Theo giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai giáo viên đạt giải thưởng "Cánh én hồng" và được tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Lào Cai: Hai giáo viên đạt giải thưởng "Cánh én hồng" và được tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Sáng 30/11, tại Cung Văn hóa thiếu nhi thành phố Hà Nội, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức trao giải thưởng “Cánh én hồng” và tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024 với sự tham gia của hơn 123 Phụ trách Đội đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Thi đua xây dựng xã hội học tập

Thi đua xây dựng xã hội học tập

Ngày 27/11, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 441/KH-UBND về triển khai phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2024 - 2030” trên địa bàn tỉnh Lào Cai (gọi tắt là phong trào thi đua).

Giáo dục giới tính cho học sinh

Giáo dục giới tính cho học sinh

Những năm gần đây, giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông được các nhà trường quan tâm, triển khai thông qua chương trình học chính khóa và các buổi ngoại khóa. Qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục

Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Chỉ thị tăng cường, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, quản lý tài chính, tài sản, thiết bị trường học, các khoản huy động xã hội hóa, quản lý nội trú, bán trú, bảo đảm an ninh, an toàn trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh.

Đưa pháp luật đến với học sinh biên giới

Đưa pháp luật đến với học sinh biên giới

Những năm qua, các trường học trên địa bàn biên giới đã có nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần giúp học sinh hình thành ý thức, thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

fbytzltw