Việt Nam đóng góp quan trọng cho cộng đồng quốc tế

Phát biểu trước thềm chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 Dennis Francis khẳng định: Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm, có những đóng góp quan trọng cho Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 Dennis Francis. (Ảnh: AFP)
Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 Dennis Francis. (Ảnh: AFP)

Ông Dennis Francis cho biết, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 tập trung vào các vấn đề toàn cầu cấp bách, trong đó có củng cố hòa bình và phát triển bền vững, nâng cao các giá trị về y tế, giáo dục, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Ðây cũng là những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam. Theo ông Dennis Francis, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho thấy cam kết của Việt Nam ở cấp cao nhất đối với công việc chung của cộng đồng quốc tế, đồng thời góp phần nâng quan hệ giữa Việt Nam với Liên hợp quốc lên tầm cao mới.

Ðiều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Pauline Tamesis cũng nêu rõ: Sự tham gia của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai rất quan trọng. Ðây là nền tảng hợp tác giải quyết thách thức toàn cầu, xây dựng tương lai công bằng và bền vững hơn cho thế giới. Hội nghị là cơ hội quan trọng để Việt Nam dẫn dắt và đóng góp vào các cuộc đối thoại toàn cầu, cũng như đưa ra cam kết và hành động.

Việt Nam đóng góp tiếng nói và vai trò dẫn dắt trong các cuộc thảo luận quan trọng về biến đổi khí hậu, đưa ra lời nhắc nhở kịp thời về tính dễ bị tổn thương của một quốc gia đang phát triển trước biến đổi khí hậu.

Ðiều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis

Theo bà Pauline Tamesis, Việt Nam đóng góp tiếng nói và vai trò dẫn dắt trong các cuộc thảo luận quan trọng về biến đổi khí hậu, đưa ra lời nhắc nhở kịp thời về tính dễ bị tổn thương của một quốc gia đang phát triển trước biến đổi khí hậu.

Theo Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Ðại sứ Ðặng Hoàng Giang, đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam tham dự trực tiếp các phiên họp cấp cao tại Ðại hội đồng Liên hợp quốc và cũng là hoạt động ngoại giao đa phương đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại tổ chức quốc tế đa phương lớn nhất thế giới.

Ðiều này khẳng định mạnh mẽ ở cấp cao nhất về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả, chia sẻ tầm nhìn và giải pháp của Việt Nam về vai trò của Liên hợp quốc và các vấn đề lớn của thế giới. Chuyến công tác thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Ðảng, Nhà nước Việt Nam đối với hợp tác đa phương, các chương trình nghị sự lớn của cộng đồng quốc tế, cũng như quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc.

Ðại sứ Ðặng Hoàng Giang nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc có những bước phát triển vượt bậc, trên nhiều phương diện và cấp độ. Liên hợp quốc là người bạn tin cậy, gắn bó với Việt Nam và Việt Nam chia sẻ sâu sắc các giá trị cốt lõi, chủ động và tích cực đóng góp cho Liên hợp quốc. Thời gian qua, Việt Nam gặt hái rất nhiều thành tựu và thể hiện là thành viên có trách nhiệm và tích cực, chủ động tham gia các hoạt động chung.

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự các hội nghị trong khuôn khổ Ðại hội đồng Liên hợp quốc và làm việc tại Hoa Kỳ sẽ góp phần củng cố đà tiến triển trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, đóng góp thúc đẩy hòa bình, hợp tác và tiến bộ ở khu vực và trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw