Việt Nam đẩy mạnh các can thiệp phòng chống lao một cách toàn diện

Tiếp nối sự thành công và lan tỏa mạnh mẽ những kết quả năm 2023, 2024, chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao trên toàn cầu năm nay hướng đến những cam kết và đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao.

Bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Hà Nam.
Bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Hà Nam.

Chương trình Chống lao Quốc gia đã, đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh các can thiệp phòng chống lao một cách toàn diện, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương và đã đạt được những kết quả tích cực trong năm vừa qua.

Thông tin trên được Chương trình Chống lao Quốc gia đưa ra nhân Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3)

Cách đây 143 năm, vào ngày Chủ nhật (24/03/1882), tại Berlin, bác sỹ người Đức Robert Koch đã công bố việc phát hiện ra vi khuẩn lao, mở ra con đường chẩn đoán và chữa khỏi căn bệnh này. Công tác phòng chống lao trên thế giới đã bước sang một trang mới sau thành công của Hội nghị Cấp cao của Liên hợp quốc về bệnh lao được tổ chức vào tháng 9 năm 2023 với sự tham gia của các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc thể hiện cam kết chính trị, tinh thần quyết tâm cao nhất từ trước đến nay trong cuộc chiến phòng chống lao.

Tiếp nối sự thành công và lan tỏa mạnh mẽ những kết quả trong hai năm 2023, 2024, chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao trên toàn cầu năm nay hướng đến những cam kết và đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao.

Theo Chương trình Chống lao Quốc gia, còn 6 năm nữa để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, chủ đề năm nay nhấn mạnh tầm quan trọng của cam kết bền vững, đầu tư nguồn lực và hành động hiệu quả các biện pháp can thiệp quan trọng đối với công tác phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh lao. Các thông điệp chính của ngày phòng chống lao năm nay gồm: Cam kết, đầu tư, hành động.

Cam kết: Nhắc nhở những cam kết của các quốc gia tại Hội nghị Cấp cao của Liên hợp quốc về bệnh lao được tổ chức vào tháng 9 năm 2023. Tuy nhiên, chỉ cam kết thôi là chưa đủ, cần phải hành động cụ thể thông qua các chiến lược và chính sách cho hoạt động phòng chống lao tại mỗi quốc gia.

Đầu tư: Cần đẩy mạnh, mở rộng đầu tư đa dạng các nguồn lực để đẩy nhanh nỗ lực chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.

Hành động: Thực hiện các cam kết và đầu tư hiệu quả thể hiện ở kết quả can thiệp trên những người hưởng lợi trực tiếp bị ảnh hưởng bởi bệnh lao. Cần tăng cường mở rộng các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng, phát hiện chủ động, tích cực ca bệnh lao, chẩn đoán sớm và chính xác, điều trị dự phòng và chăm sóc chất lượng cao cho bệnh lao. Sự tham gia của cộng đồng, xã hội và sự hợp tác đa ngành là điều cần thiết để thực hiện.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống lao được thể hiện thông qua sự cam kết mạnh mẽ trong công tác phòng chống bệnh lao với nhiều chính sách và hành động cụ thể.

Trên cơ sở chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao thế giới, Chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao của Việt Nam năm 2025: Việt Nam cam kết đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao. Chủ đề này nhấn mạnh về tầm quan trọng của cam kết bền vững, đầu tư nguồn lực và hành động hiệu quả cho các can thiệp phòng chống lao.

Đặc biệt, năm 2024, Chương trình Chống lao Quốc gia đã đạt được kết quả tốt nhất từ trước đến nay với số bệnh nhân lao được phát hiện hơn 113.000 ca (tăng 7% so với năm 2023), tỷ lệ lao có bằng chứng vi khuẩn trên 72%, tỷ lệ điều trị thành công đạt 89% (cao hơn tỷ lệ này trên toàn cầu - mức 88%). Sự thành công cao này đạt được ngay sau khi triển khai Công điện của Thủ tướng Chính phủ.

Mặc dù vậy, tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam còn rất nặng nề, Chương trình Chống lao Quốc gia ước tính Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hàng năm. Năm 2023 Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân Lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.

Vì vậy, mục tiêu chấm dứt bệnh lao rất cần sự ủng hộ, cam kết của lãnh đạo các cấp, các ban/ ngành/ đoàn thể và toàn xã hội để đảm bảo nguồn tài chính bền vững, triển khai đồng bộ các can thiệp phòng chống lao từ Trung ương đến địa phương.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Hành trình yêu thương không giới hạn

Hành trình yêu thương không giới hạn

Có những đứa trẻ không thể gọi mẹ bằng tiếng “mẹ” đầu đời. Có những ánh mắt ngơ ngác không phản hồi lại vòng tay yêu thương… Đó là nỗi niềm của các gia đình có con mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ - hành trình của nước mắt, hy vọng và tình yêu không điều kiện.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Chủ động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Chủ động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh được đặc biệt quan tâm, triển khai đồng bộ và hiệu quả, trong đó, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Hướng về người bệnh

Hướng về người bệnh

Không chỉ nỗ lực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nhiều đơn vị y tế còn cung cấp dịch vụ y tế miễn phí hoặc có những hỗ trợ thiết thực giúp quá trình điều trị của người bệnh thuận lợi.

Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Sở Y tế: Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Thực hiện tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Sở Y tế đã triển khai các đoàn kiểm tra liên ngành, xử phạt 15 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 171,5 triệu đồng.

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Sở Y tế, Trung tâm II thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam và Quỹ Thiện tâm tài trợ đã giúp 120 trẻ khuyết tật được phẫu thuật miễn phí ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Những tấm lòng nhân ái đã tạo ra "phép màu" mang lại nụ cười, niềm tin, thắp sáng tương lai cho những trẻ em kém may mắn.

fb yt zl tw