Việt Nam chi 1 tỷ đồng đưa xe kéo tay của vua Thành Thái về nước

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, chiếc xe kéo tay của vua Thành Thái tặng Thái hậu Từ Minh- cổ vật quý giá của triều Nguyễn đấu giá thành công tại Pháp sẽ được đưa về Việt Nam vào ngày 14/4.

“Theo thông tin mới nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, chiếc xe kéo tay trên mà ta đấu giá thành công ngày 23/6/2014 sẽ được chuyển về Việt Nam vào ngày 14/3. Như vậy ta hoàn toàn kịp tổ chức triển lãm xe vào đợt 28/4 nhân kỷ niệm 40 Ngày giải phóng miền Nam và khai mạc Festival nghề truyền thống Huế” – TS. Hải cho hay.

Cận cảnh chiếc xe kéo đầy tinh xảo.
Cận cảnh chiếc xe kéo đầy tinh xảo.

Phía Vietnam Airlines cũng đã đồng ý hỗ trợ 50% kinh phí vận chuyển bằng máy bay và phí bảo hiểm cũng được hỗ trợ 50%. Theo kế hoạch, phía Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ triển khai để kịp tổ chức đúng thời gian trên.

Địa điểm dự kiến sẽ đặt cổ vật xe kéo là ở tòa nhà Tả Trà thuộc cung Diên Thọ, Đại Nội Huế. Đây cũng là nơi ở của các Thái hậu, Hoàng Thái hậu của triều Nguyễn tại Huế xưa. Thái hậu Từ Minh – mẹ vua Thành Thái đã từng ở đây, nên không gian trưng bày này hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra, nhằm tăng thêm phần đa dạng, Trung tâm cũng sẽ triển lãm kết hợp cùng một số xe kiệu vốn có của di tích.

Trước đó, vào ngày 23/6/2014, phía Huế đã đấu giá thành công chiếc xe kéo tay với giá 55.800 euro. Đây là một sự kiện rất có ý nghĩa vì lần đầu tiên Việt Nam đấu giá thành công, đưa được cổ vật đã từng là của đất nước về lại quê hương. Tuy nhiên, để có được cổ vật có đóng góp và công sức không nhỏ của nhiều phía. Cụ thể, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế chi 42.800 euro- tương đương với khoảng 1 tỷ đồng (trước đây tỉnh chỉ duyệt chi 33.000 euro), còn lại 13.000 euro do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp vận động bà con kiều bào và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vận động các tổ chức, cá nhân trong nước.  

Chiếc xe kéo tay này được chế tác công phu, rất đẹp. Xe cao 136 cm, dài 230 cm (kể cả phần tay kéo), rộng 102cm được làm chủ yếu bằng kim loại và gỗ. Phần gỗ được thực hiện bằng kỹ thuật sơn mài, khảm xà cừ, một loại hình phổ biến ở các vật dụng bằng gỗ ở hoàng cung xưa. Đặc biệt, các loại hoa văn chạm khảm xà cừ cho thấy đây là các hoa văn thuần Việt và phổ biến dưới thời Nguyễn.

Chiếc ghế trên xe kéo được bọc nỉ với phong cách kiểu dáng Luis (như nhiều ghế khác cùng thời- thường gọi là phong cách Tân cổ điển, hiện còn ở Hoàng cung Huế). Ngoài ra trên xe kéo còn ghi các chữ Hán 東京 河 內 廣興 造: Đông Kinh, Hà Nội, Quảng Hưng tạo nghĩa là hiệu Quảng Hưng ở Hà Nội, Bắc Kỳ chế tạo. 

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, hiện có hàng trăm nghìn cổ vật của Việt Nam và Huế đang lưu lạc ở nước ngoài, trong đó ở Pháp là nhiều nhất – gắn liền với sự kiện thất thủ kinh đô Huế ngày 5/7/1885 (nhằm ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu) khi Pháp tấn công vào kinh đô Huế và lấy đi nhiều cổ vật có giá trị. 

Linh mục Père Siefert, người chứng kiến sự kiện thảm khốc này, đã ghi lại: “Kho tàng trong hoàng cung đã mất đi gần 24 triệu quan vàng và bạc... Khi đối chiếu với bảng kiểm kê tài sản của hoàng gia lập trước ngày 5/7/1885 với những gì đã mất, thì quân Pháp đã cướp: “228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương, hạt trai, hạt ngọc, 271 đồ bằng vàng trong cung của bà Từ Dũ... Tại các tôn miếu thờ các vua: Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị thì hầu hết các thứ có thể mang đi, như mũ miện, đai áo, thảm đệm, triều phục, long sàng và bàn xoay có chạm trổ, các giá treo vũ khí, hộp đựng trầu để thờ, ống nhổ, chậu quán tẩy bằng vàng, hỏa lò, mùng và màn thêu hoa, đỉnh trầm, ấm trà và khay chén, tăm xỉa răng... đều bị cướp”.

Và phần lớn những cổ vật đó, hiện nay đang được trưng bày tại nhiều bảo tàng tại Pháp.

Theo TS. Phan Thanh Hải cho biết thêm một tin vui là Bộ Ngoại giao hiện đang đàm phán để Việt Nam tham gia công ước quốc tế về trao trả cổ vật. Sau khi Việt Nam tham gia vào công ước này, nước ta sẽ có cơ chế đàm phán với các nước thành viên khác để tìm giải pháp đưa cổ vật Việt về quê hương.

Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đưa bộ trang phục áo dài Nhật Bình nằm trong bộ sưu tập đặc biệt của Nhà thiết kế Cao Minh Tiến tham gia trưng bày tại Gala và Triển lãm thời trang Ngoại giao đoàn tại thủ đô Washington D.C.

fb yt zl tw