Việt Nam cần tận dụng cơ hội để vượt khó và bắt nhịp xu thế

Theo Tiến sỹ Võ Trí Thành, Việt Nam cần tận dụng cơ hội để vượt khó, bắt nhịp xu thế; tạo dựng được những nền tảng cơ bản tốt, chất lượng hơn về thể chế, hạ tầng lẫn nguồn nhân lực để bứt phá.

Theo Tiến sỹ Võ Trí Thành, Việt Nam cần tận dụng cơ hội để vượt khó, bắt nhịp xu thế; tạo dựng được những nền tảng cơ bản tốt, chất lượng hơn về thể chế, hạ tầng lẫn nguồn nhân lực để bứt phá.

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.

Việt Nam cần tận dụng cơ hội để vượt khó, bắt nhịp xu thế; tạo dựng được những nền tảng cơ bản tốt, chất lượng hơn cả về thể chế, hạ tầng lẫn nguồn nhân lực để bứt phá phát triển.

Đây là nhận định của Tiến sỹ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tại Hội thảo Khoa học “Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định” do Viện Kinh tế Việt Nam của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tổ chức ngày 11/4, tại Hà Nội.

Theo Tiến sỹ Võ Trí Thành, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi tích cực. Theo đó, tăng trưởng trong quý 1/2023 đạt 3,3% (6 tháng là 3,7%; 9 tháng là 4,2%; cả năm là 5,1%). Dù Việt Nam thuộc “nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh trên thế giới” nhưng mức tăng trưởng vẫn thấp so với mục tiêu 6,5% Quốc hội đề ra.

Để cải thiện mức tăng trưởng này, Tiến sỹ Võ Trí Thành cho rằng Chính phủ Việt Nam cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kích thích tiêu dùng, đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chất lượng qua tận dụng việc nâng cấp quan hệ đối tác với các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc; đồng thời, tiếp tục có chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp.

Việc cải cách thể chế và sửa đổi khung pháp lý cũng cần được tiếp tục triển khai để tạo sự phát triển bền vững, nền tảng cho các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh. Đây sẽ là những giải pháp quan trọng trong định hình hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024.

“Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa thận trọng, đồng thời thúc đẩy cải cách kinh tế và hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam, từ đó, duy trì đà tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong giai đoạn tới,” Tiến sỹ Võ Trí Thành chia sẻ.

Tiến sỹ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, chia sẻ tổng quan về kinh tế Việt Nam.
Tiến sỹ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, chia sẻ tổng quan về kinh tế Việt Nam.

Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước, Tiến sỹ Phạm Anh Tuấn, Phó Viện trưởng điều hành Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng trong giai đoạn 2023 - 2024, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia, khu vực trên phạm vi toàn cầu.

Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới về xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây. Tình hình sản xuất kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn; đơn hàng suy giảm hàng loạt; nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, người lao động mất việc làm.

Theo Tiến sỹ Phạm Anh Tuấn, dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song Chính phủ đã điều hành kinh tế vĩ mô năm 2023 đạt được những thành công đáng ghi nhận. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 5,05%, dù thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thế giới (3,1%), cao mức bình quân trong khu vực ASEAN-5 (4,2%). Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, lạm phát thấp, tỷ giá biến động nhỏ, thu chi ngân sách ổn định, đầu tư nước ngoài tăng mạnh.

Đề xuất các giải pháp chính sách, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư, khuyến khích các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Cùng với đó, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Chính phủ cần nâng cao hiệu quả, phát huy vai trò của doanh nghiệp Nhà nước tham gia vào các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia thông qua quá trình cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp này. Đồng thời, đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài; khuyến khích quá trình tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Với mục tiêu đánh giá chuyên sâu thực trạng của nền kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng kinh tế năm 2024, các chuyên gia, nhà quản lý dự Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định” cũng làm rõ thực trạng phục hồi sau những cú sốc tiêu cực từ bên ngoài và bên trong nền kinh tế, làm rõ nhân tố tác động liên quan.

150 khách mời là chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, các hiệp hội, ngân hàng và các doanh nghiệp, hiệp hội… đã trao đổi, thảo luận một số vấn đề về: thị trường bất động sản Việt Nam: thuận lợi, thách thức trong phục hồi; hoạch định và thực thi chính sách ứng phó với bất ổn và phục hồi kinh tế của Chính phủ: thành tựu, hạn chế và giải pháp; đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh nhằm hồi sinh và phát triển doanh nghiệp Việt Nam…

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

10 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương đạt thấp, nhất là các địa phương được giao kế hoạch vốn lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh (mới đạt gần 40%), đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Thời gian còn lại không nhiều, đòi hỏi sự vào cuộc và quyết tâm cao hơn của các địa phương để hoàn thành mục tiêu giải ngân trong năm nay.

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Trong 2 ngày (21 - 22/11/2024), Đội thi công hotline của Công ty Điện lực Lào Cai đã phối hợp với Điện lực thành phố Lai Châu (Lai Châu) và các đơn vị liên quan thi công đấu nối bằng công nghệ hotline, đưa vào vận hành đường dây và trạm biến áp thuộc công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao tỉnh Lai Châu.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

fbytzltw