Việc xét xử trực tuyến giúp tiết kiệm ngân sách hơn 96 tỷ đồng

Việc xét xử trực tuyến đã giúp ngân sách Nhà nước tiết kiệm hơn 96 tỷ đồng chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, để đảm bảo giải quyết các vụ án trong thời hạn theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ động đề xuất và được Quốc hội chấp nhận việc tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Các phiên tòa trực tuyến là phương thức mới trong việc tổ chức xét xử của Tòa án, thể hiện việc thích ứng và bắt kịp với các giá trị của nền tư pháp văn minh trong thời đại số.

Sau khi được Quốc hội thông qua, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ động ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức các phiên tòa xét xử bằng hình thức trực tuyến.

xet-xu-truc-tuyen-2278.jpg
Một phiên tòa xét xử trực tuyến được thực hiện bởi Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Tại một số nơi, việc đầu tư kỹ thuật và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến đã được chính quyền địa phương hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Bình,...

Với cách làm chủ động, hàng chục nghìn phiên tòa xét xử trực tuyến đã được các Tòa án thực hiện. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, từ ngày 1/1/2022 đến nay, các Tòa án đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng tổ chức xét xử trực tuyến được gần 20.000 vụ án.

Việc triển khai các phiên tòa xét xử theo hình thức trực tuyến đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và xã hội. Hình thức xét xử này đã hạn chế tập trung đông người, giúp người dân dễ dàng tiếp cận công lý, tiết kiệm chi phí đi lại, giảm thiểu rủi ro khi tham gia giao thông.

Ngoài ra, việc xét xử trực tuyến cũng giúp tiết kiệm chi phí dẫn giải, bảo vệ, đồng thời khắc phục tình trạng người bị kiện không tham gia phiên tòa, góp phần hạn chế việc phải hoãn phiên tòa nhiều lần trong giải quyết các vụ việc hành chính.

Trong nhiều trường hợp, các phiên tòa trực tuyến còn đảm bảo tính nhân văn, nhất là với các vụ án hình sự có liên quan đến tội phạm xâm hại tình dục hoặc bị hại là trẻ em, khi người bị hại không cần xuất hiện trực tiếp tại phiên tòa.

Theo báo cáo của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, trung bình một năm đơn vị này tổ chức khoảng 40 hội đồng xét xử phúc thẩm tại các Tòa án địa phương, mỗi đợt kéo dài 10-15 ngày với chi phí từ 60 đến 100 triệu đồng.

Tổng chi phí hằng năm cho các hội đồng là 3,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, kể từ khi triển khai xét xử trực tuyến, Đà Nẵng đã tiết kiệm được khoảng 50% chi phí, tương đương 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

Các đơn vị chuyên môn thuộc Tòa án nhân dân tối cao dự toán, với 20.000 vụ án đã xét xử bằng hình thức trực tuyến, ước tính Ngân sách Nhà nước đã tiết kiệm được hơn 96 tỷ đồng.

Theo ước tính của các chuyên gia và thực tiễn tại các nước, việc triển khai Tòa án điện tử sẽ tiết kiệm từ 10% đến 15% chi phí hoạt động của Tòa án và chi phí xã hội, trong khi người dân được thụ hưởng nền tư pháp văn minh.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trách nhiệm và quyết tâm mở ra hướng đi mới từ chuyển đổi số

Trách nhiệm và quyết tâm mở ra hướng đi mới từ chuyển đổi số

Trong bài viết “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”, đăng trên Báo Nhân Dân, số ra ngày 2/9/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển.

Giải pháp mở rộng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Tọa đàm Thúc đẩy chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Giải pháp mở rộng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Ngày 25/10, Ban Nhân Dân cuối tuần, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) tổ chức tọa đàm “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Con đường tiếp cận vốn mới của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh tại Việt Nam”.

Khai mạc "Ngày hội Dữ liệu Việt Nam - Vietnam Datafest - 2024"

Khai mạc "Ngày hội Dữ liệu Việt Nam - Vietnam Datafest - 2024"

Ngày 24/10, Cục Chuyển đổi số quốc gia phối hợp Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc “Ngày hội Dữ liệu Việt Nam - Vietnam Datafest - 2024” cùng Diễn đàn “Chiến lược dữ liệu cho phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo và thúc đẩy chuyển đổi số Ninh Bình”. 

Xây dựng đô thị văn minh, hiện đại từ bãi đỗ xe thông minh

Xây dựng đô thị văn minh, hiện đại từ bãi đỗ xe thông minh

Nhằm xây dựng đô thị Sa Pa ngày càng văn minh, hiện đại, thị xã Sa Pa có kế hoạch thí điểm bãi đỗ xe thông minh, thu phí không dừng tại 3 bãi đỗ xe trung tâm thị xã. Việc thí điểm đã và đang được thực hiện tại 2 bãi đỗ xe. Trải qua một số vướng mắc, sự cố kỹ thuật ban đầu, sau khi khắc phục, những bãi đỗ xe này đã phát huy được nhiều hiệu quả, mang lại trải nghiệm thuận tiện hơn cho người dân và du khách.

Thực hiện Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến

Thực hiện Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến

Nhằm đạt các mục tiêu về phát triển dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình tại Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã xây dựng Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Khai trương chuyên trang Thương hiệu quốc gia trên Báo Nhân Dân

Khai trương chuyên trang Thương hiệu quốc gia trên Báo Nhân Dân

Chiều 22/10, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Công thương khai trương chuyên trang Thương hiệu quốc gia tại địa chỉ http://thuonghieuquocgia.nhandan.vn, đánh dấu mốc lần đầu tiên Việt Nam có một chuyên trang cung cấp hệ thống dữ liệu toàn diện, chính thống, được trình bày hiện đại, trực quan về các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp hàng đầu quốc gia.

AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?

AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?

Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mỗi cuốn sách bạn đọc được cá nhân hóa hoàn toàn. Hãy hình dung có một trợ lý không chỉ nhớ tất cả những cuốn sách bạn đã đọc, mà còn phân tích sâu sắc sở thích, phản ứng cảm xúc của bạn, và thậm chí sáng tạo ra những câu chuyện độc đáo, chỉ dành riêng cho bạn. Mỗi trang sách, mỗi đoạn văn, trở thành cuộc trò chuyện thân mật giữa bạn và một

Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Rất nhiều lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại cho phụ nữ, đặc biệt các nhóm phụ nữ yếu thế như khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, dịch vụ xã hội. Từ đó, chị em có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và cơ hội tự phát triển bản thân…

Cần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã

Cần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã

Là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, tuy nhiên công tác chuyển đổi số các hợp tác xã thời gian qua vẫn còn chậm, chưa xứng với tiềm năng, kỳ vọng. Việc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã đang là bài toán cần sự tham gia của các Bộ ngành, tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước.

fbytzltw