Về Mường Hum tìm bánh rán dẻo thơm

LCĐT - Cô bạn cùng cơ quan mỗi khi có dịp đi công tác ở Mường Hum (Bát Xát) hoặc ngang qua cung đường ấy, thế nào cũng tìm về chợ Mường Hum để mua bánh rán. Bạn tôi bảo: Các chợ vùng cao của tỉnh đều có bánh rán nhưng mình thích ăn bánh rán Mường Hum nhất.Có lẽ do chất gạo, do nguồn nước hoặc cũng có thể do tay người làm mà bánh rán ở đây có vị ngon riêng, dẻo thơm, đậm vị, ăn nhiều cũng không bị ngấy.

Chị Nông Thị Viễn mỗi ngày làm hàng trăm chiếc bánh bán cho người dân và du khách.
Chị Nông Thị Viễn mỗi ngày làm hàng trăm chiếc bánh bán cho người dân và du khách.

Ở chợ Mường Hum, người dân bày bán bánh rán nhiều nhất vào phiên chợ Chủ nhật hằng tuần. Ngày này, chợ có đến 7 - 8 hàng bánh, bán cả trong và ngoài chợ. Còn ngày thường, do lượng người đến chợ ít nên chỉ có 2 - 3 hàng bánh bày bán ngay ở cửa chính của chợ để tiện phục vụ người qua đường.

Chị Nông Thị Viễn có hàng bánh rán to nhất chợ tâm sự: Ngày nào tôi cũng làm bánh rán để bán, trung bình mỗi ngày 20 cân bột, buổi chợ phiên thì làm nhiều hơn, có thể gấp 2, gấp 3 lần, tùy theo mùa.

Mùa mà chị Viễn nói ở đây là mùa lúa, mùa nông nhàn, mùa tết chứ không phải 4 mùa theo lẽ tự nhiên. Những ngày bận bịu cấy hái, người dân ít đi chợ, còn mùa nông nhàn hoặc cận tết, chợ đông vui như ngày hội. “Ở đây, người dân đi chợ không chỉ để mua sắm như dưới miền xuôi, mà còn là dịp đi chơi, giao lưu, gặp gỡ. Trong câu chuyện vui, người vùng cao không quên mời nhau chiếc bánh rán, gặp bạn quý còn mua tặng nhau để làm quà. Không chỉ người vùng cao, ngay cả khách du lịch khi đến đây cũng thích ăn món này…” - chị Viễn vừa nhào bột vừa nói.

Bánh rán ở Mường Hum có 2 loại, 1 làm từ bột nếp, 1 làm từ bột mỳ. Bánh làm bằng bột mỳ đơn giản hơn, người ta chỉ việc lấy bột nêm đường, nước vừa đủ, sau đó khuấy đều rồi nặn thành bánh dài, thuôn thuôn và rán vàng là được. Bánh rán làm bằng bột nếp thì cầu kỳ hơn. Bột phải chuẩn bị từ hôm trước. Người làm bánh ngâm gạo qua 2 - 3 tiếng đồng hồ, sau đó xay nhuyễn thành bột. Mỗi chiếc bánh sẽ lấy một lượng bột vừa đủ rồi cán mỏng, thêm vào đó chút nhân bột đậu xanh đã được đồ nhuyễn, tạo hình tròn dẹt rồi rán vàng. Sau khi bánh chín, tùy theo sở thích, người làm có thể lăn bánh qua lớp đường để thành chiếc bánh rán đường ngọt sắc, hoặc lăn chiếc bánh qua lớp vừng để thành bánh rán vừng thơm phức.

Dù làm bằng bột mỳ hay nếp thì công đoạn nhào bột và rán bánh là quan trọng nhất. Nguyên tắc là không được xay hoặc nhào bột ướt quá, bởi như vậy bánh sẽ bị nhão, vữa, mất độ dẻo, dai của vỏ bánh. Thêm vào đó, khi rán bánh cần chú ý rán ngập dầu, để lửa to và tay trở đều thì vỏ bánh mới chín đều và có độ giòn, xốp.

Ảnh hưởng từ sở thích của đồng nghiệp, giờ đây tôi cũng “nghiền” món bánh rán này và mỗi lần đi qua đất Mường Hum, tôi đều chọn mua cả 2 loại bánh rán đặc sản của địa phương.    

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw