Về Đồng Tháp ngắm "Bình minh Tràm chim"

Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) có hệ sinh thái đất ngập nước mang nét đặc trưng của vùng đất trũng Đồng Tháp Mười. Đây là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam, thứ 2.000 của thế giới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
vuon-quoc-gia-tram-chim-dong-thap-7.jpg

Phát triển du lịch xanh

Đến Tràm Chim vào lúc bình minh hay hoàng hôn là thời điểm lý tưởng để du khách di chuyển trên xuồng kéo len lỏi vào sâu trong vườn ngắm các loài cò, chim cổ rắn (điên điển), diệc xám, trích cồ… Gần đây, nhiều khách du lịch được trải nghiệm một buổi sáng thú vị tại Vườn quốc gia Tràm Chim với tour “Bình minh Tràm Chim” khi mặt trời chưa ló dạng.

Chị Đặng Bích Hân ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh cùng người thân, bạn bè đến Tràm Chim để tham quan cánh đồng hoa hoàng đầu ấn khá sớm và ngạc nhiên vì không ngờ ở miền Tây có cánh đồng hoa đẹp như vậy, dù quãng đường từ ngoài vào phải đi xe mô tô và 2 đoạn đường di chuyển bằng tắc ráng (thuyền nhỏ và dài, có gắn máy) và phải lội bùn.

Theo ông Lê Hoàng Long, Giám đốc Khu Du lịch Tràm Chim, đơn vị tổ chức đa dạng hóa các dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm dịch vụ theo mùa, mang nét đặc trưng và độc đáo của vùng Đồng Tháp Mười để thu hút khách tham quan, trải nghiệm, gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an toàn cho du khách. Riêng năm 2023, Khu Du lịch Tràm Chim đón tiếp hơn 58.700 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm; trong đó có gần 1.000 lượt khách quốc tế.

Giữ gìn “Đồng Tháp Mười thu nhỏ”

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Thị Hoài Thu cho biết, thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, tỉnh định vị Vườn Quốc gia Tràm Chim là một trong những nơi để du khách đến tham quan, trải nghiệm, hiểu hơn về hệ sinh thái đất ngập nước. Khai thác du lịch trên tinh thần tuân thủ các nguyên tắc bảo tồn tại Vườn quốc gia Tràm Chim và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan định hướng người dân tham gia thực hiện những hoạt động du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trường nhằm phát triển du lịch nơi đây một cách bền vững.

Để bảo vệ đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Tràm Chim, chính quyền địa phương chú trọng phát triển các hoạt động sinh kế, tăng thu nhập cho người dân gắn với quản lý vườn. Huyện Tam Nông có một thị trấn và 11 xã; trong đó, vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim nằm trong địa giới hành chính của 5 xã và một thị trấn, cũng là nơi sinh sống của hơn 46.000 người. Người dân nơi đây chủ yếu sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp; một bộ phận có nghề truyền thống như đan ghế nhựa, đan lục bình, làm khô, làm nhang và làm thuê phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo lãnh đạo Vườn Quốc gia Tràm Chim, hiện nay, biến đổi khí hậu toàn cầu, sự thay đổi chế độ thủy văn đã gây khó khăn trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là việc điều tiết mực nước bảo đảm sự thích nghi của các loài bên trong các phân khu của vườn quốc gia. Bên cạnh đó, một số người dân sống quanh vườn sinh kế không ổn định, thường xuyên đánh bắt thủy sản trái phép, “ăn” ong vào mùa khô, chăn thả gia súc trái phép, đánh bắt các loài động vật hoang dã từ bên ngoài vườn... đã gây nhiều khó khăn trong việc bảo tồn và quản lý sinh thái vùng đất ngập nước của Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Mới đây, UBND huyện Tam Nông đã xây dựng Đề án “Phát triển sinh kế vùng đệm Vườn quốc gia Tràm Chim” trên cơ sở vừa tạo thêm sinh kế, vừa bảo vệ đa dạng sinh học, dung hòa mâu thuẫn giữa lợi ích sinh kế và lợi ích bảo tồn. Các xã vùng đệm và Vườn quốc gia tham mưu UBND huyện lập kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các lao động nhằm ổn định sinh kế. Vườn Quốc gia Tràm Chim sẽ sớm triển khai đề án phát triển các loại hình du lịch sinh thái tại vườn đã được tỉnh phê duyệt nhằm giải quyết việc làm, tạo thêm sinh kế cho người dân, từ đó giảm áp lực tác động xâm hại vườn.

Những nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái bước đầu cho tín hiệu đáng mừng. Những ngày gần đây, trên cánh đồng ở quanh vùng đệm của Vườn Quốc gia Tràm Chim xuất hiện đàn cò với số lượng lên đến hàng nghìn con, bay lượn và tìm kiếm thức ăn trên đồng ruộng, tạo nên “bức tranh” vô cùng đẹp mắt và ấn tượng. Trong đó, có những loại cò quý hiếm như cò quắm, cò ốc (cò nhạn).

UBND tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032 với tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 184 tỷ đồng. Việc này được kỳ vọng không những khôi phục được đàn sếu mà còn phục hồi cả hệ sinh thái Tràm Chim; duy trì hệ Ramsar - vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.

Báo Tri thức và Cuộc sống

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Bắc Hà qua góc nhìn flycam

[Ảnh] Bắc Hà qua góc nhìn flycam

Bắc Hà nổi tiếng với phiên chợ vùng cao - nơi du khách được hòa mình vào văn hóa của đồng bào các dân tộc bản địa. Cao nguyên này thu hút khách quanh năm bởi bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông đều có vẻ đẹp đặc trưng để mọi người thỏa sức khám phá, trải nghiệm.

Du lịch kết hợp “chữa lành” thiên nhiên

Du lịch kết hợp “chữa lành” thiên nhiên

Những ngày vừa qua, Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường, Vườn Quốc gia Hoàng Liên đón nhiều đoàn khách leo núi Fansipan, trong đó có đoàn khách tới từ Bắc Ninh đã để lại những ấn tượng khó quên. Sau khi hoàn thành cuộc đua chinh phục “nóc nhà Đông Dương”, đoàn đã tổ chức thi nhặt rác trên đường xuống núi. 

Chuyển đổi số góp phần nâng cao giá trị điểm đến du lịch

Chuyển đổi số góp phần nâng cao giá trị điểm đến du lịch

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm quản lý, khai thác hiệu quả các dữ liệu, tối ưu hóa chất lượng trải nghiệm cho du khách là yếu tố quan trọng nâng cao giá trị điểm đến, tăng hiệu quả quảng bá, giới thiệu du lịch của từng địa phương cũng như cả nước.

Phát triển du lịch y dược cổ truyền

Phát triển du lịch y dược cổ truyền

Với nền y học cổ truyền lâu đời, chữa bệnh hiệu quả cùng sự đa dạng các loại thảo dược bản địa quý, Việt Nam có đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe, nhất là các sản phẩm du lịch y dược cổ truyền.

Phát triển du lịch phải có sự tiên phong của các doanh nghiệp bản địa

Phát triển du lịch phải có sự tiên phong của các doanh nghiệp bản địa

Đó là một trong những kết luận, chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai khi chủ trì Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 64 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2024) tổ chức chiều 12/7.

Việt Nam là nơi có chi phí phải chăng nhất trên thế giới dành cho người nước ngoài

Việt Nam là nơi có chi phí phải chăng nhất trên thế giới dành cho người nước ngoài

Theo báo cáo Expat Insider 2024 - một trong những cuộc khảo sát người ngoại quốc lớn nhất thế giới do tổ chức InterNations thực hiện, Việt Nam là quốc gia có chi phí phải chăng nhất trên thế giới dành cho người nước ngoài, đứng đầu trong số 53 điểm đến khi nói đến tài chính cá nhân. Đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp Việt Nam đứng đầu về tiêu chí này.

Tháng 7, đến Quảng Trị để trải nghiệm và tri ân

Tháng 7, đến Quảng Trị để trải nghiệm và tri ân

Giữa cái nắng như đổ lửa của những ngày tháng 7, các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị luôn tấp nập từng dòng người từ khắp mọi miền đổ về dâng hương tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc.

"Bức họa" Mường Khương nhìn từ trên cao

"Bức họa" Mường Khương nhìn từ trên cao

Nằm ở vị trí Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, huyện Mường Khương được bao bọc bởi những dãy núi trùng điệp, hùng vỹ và những cánh đồng lúa bao la, tạo nên khung cảnh thiên nhiên hữu tình cuốn hút lòng người.

Khát vọng du lịch ở “cuối đất” Bảo Yên

Khát vọng du lịch ở “cuối đất” Bảo Yên

Xã Tân Tiến được ví là nơi “cuối đất” của huyện Bảo Yên. Vùng đất xa xôi và còn nhiều khó khăn, thế nhưng cảnh vật, thiên nhiên tươi đẹp và nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây đã nhen lên khát vọng phát triển du lịch.

fb yt zl tw