Văn Chấn phát triển nghề nuôi dúi

Trước thực trạng dúi trong tự nhiên khan hiếm dần do săn bắt, không đủ cung cấp cho thị trường, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại, con giống để chăn nuôi loài đặc sản này.
Anh Trương Văn Việt ở thôn Nghĩa Hưng, xã Nghĩa Tâm là một trong những hộ nuôi dúi có quy mô trên địa bàn. Từ năm 2017, nhận thấy thị trường tiềm năng, anh Việt đã đầu tư hơn 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, mua con giống dúi má đào.
Theo anh Việt, quy trình nuôi dúi không khó nhưng cần thực hiện nghiêm ngặt, như: thức ăn phải khô ráo, chuồng trại phải thông thoáng, nuôi tách biệt với các con vật khác, thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ; thực hiện phun khử trùng 1 tháng/lần để dúi không bị mắc bệnh ngoài da, nhiễm khuẩn, viêm phổi hay bị bệnh tiêu chảy. Chuồng nuôi dúi được thiết kế khá đơn giản, chỉ cần dùng gạch men (ốp lát sàn nhà) ngăn thành các ô có chiều dài, rộng và cao khoảng 60cm nên không tốn nhiều diện tích.
Anh Việt chia sẻ: "Thức ăn chủ yếu của dúi má đào là thân cây tre, mía, ngô, gạo nếp - là những sản phẩm nông nghiệp rất phổ biến ở địa phương. Trung bình, chi phí thức ăn cho mỗi cá thể dúi từ khi sinh đến khi xuất bán chỉ khoảng 30.000 đồng, trong khi giá dúi trên thị trường khá cao, dúi má đào thương phẩm giá bán từ 500.000 đồng/kg. Thịt dúi thơm, ngon, có giá trị dinh dưỡng cao nên việc tiêu thụ khá thuận lợi. Hiện tôi xuất bán chủ yếu đến các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc… và một số nhà hàng trên địa bàn tỉnh”.
Ngoài nuôi dúi, anh Việt còn nuôi nhím. Đến nay, gia đình anh đã có trên 400 con nhím bố mẹ và 200 con dúi má đào. Bình quân mỗi năm gia đình anh xuất bán ra thị trường 200 con nhím giống với giá bán 2,5 triệu đồng/cặp, trên 150 con dúi giống với giá bán từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng/cặp; xuất bán 5 tấn dúi và nhím thương phẩm ra thị trường mang lại tổng thu nhập gần 800 triệu đồng, trong đó riêng thu lãi từ dúi đạt 350 triệu đồng mỗi năm.
Trên địa bàn huyện Văn Chấn hiện nay, người dân chủ yếu nuôi 2 loại dúi là dúi má đào và dúi mốc, tập trung nhiều ở các xã Thượng Bằng La, Nghĩa Tâm và bắt đầu lan tỏa tới các xã: Cát Thịnh, Suối Giàng, Suối Bu… Các mô hình này chủ yếu do người dân tự phát với quy mô nhỏ. Kỹ thuật cũng tự mày mò tìm hiểu trên Internet hoặc qua kinh nghiệm truyền miệng của các hộ nuôi trước.
Theo những người nuôi, điều khó nhất trong nuôi dúi vẫn là cho chúng sinh sản. Ngoài đạt đủ cân nặng, độ tuổi và có các biểu hiện, còn cần lưu ý việc ghép con đực - cái sao cho phù hợp và cần phải theo dõi thường xuyên. Nếu không phù hợp, dúi cắn nhau thì phải tách ra ngay cũng như khi dúi sinh sản cần phải tách ngay con đực để tránh dúi đực cắn chết dúi con.
Tuy nhiên, dúi sinh sản khá nhanh, một năm 1 con dúi mẹ đẻ khoảng 3 lứa, mỗi lứa từ 2 - 5 con. Mỗi con từ khi sinh ra tầm 2 - 3 tháng là có thể bán giống, những con dúi thương phẩm sau 1 năm có thể đạt trọng lượng từ 1,5-1,8kg/con. Chi phí ban đầu để nuôi dúi cũng chỉ cần tối thiểu 50 triệu đồng nên được nhiều bạn trẻ lựa chọn để khởi nghiệp.
Bạn trẻ Triệu Sinh Huy ở thôn Khe Nước, xã Cát Thịnh cho biết: "Sau nhiều năm nuôi lợn, gà chưa thành công, cuối năm 2022, tôi quyết định chuyển sang nuôi dúi. Với 30 con giống ban đầu, vừa làm, vừa tự mày mò, tôi đã dần tích luỹ cho mình những kiến thức, kinh nghiệm. Nuôi dúi cũng không quá khó, không tốn công chăm sóc, ít dịch bệnh, thức ăn đều có thể tự trồng nên chi phí thấp. Hiện giờ mô hình của gia đình đã có 100 con, trong đó có 50 con dúi sinh sản. Tôi dự định sẽ tiếp tục tự nhân rộng mô hình lên tầm 200 con rồi sẽ bắt đầu bán ra thị trường. Đầu ra hiện đang khá tốt, giá giống nhỏ khoảng 500.000 đến 1 triệu đồng/con, con trưởng thành thì 700.000 đồng/kg, hứa hẹn sẽ mang lại thu nhập cho gia đình”.
Có thể thấy, thành công của những mô hình nuôi dúi đã mở ra hướng đi mới, giúp người dân khai thác tốt diện tích sẵn có tại nông hộ, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, để mô hình được nhân rộng, cần phải làm tốt công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, lựa chọn con giống bảo đảm và tìm kiếm đầu ra ổn định cho người dân.
Hoài Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 16/7/2025, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa và có buổi làm việc với các xã Khánh Hòa, Mường Lai, Lục Yên, Lâm Thượng, Tân Lĩnh nhằm đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Về miền gạo đặc sản

Về miền gạo đặc sản

Tri thức canh tác lúa nước truyền thống của đồng bào các dân tộc cùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới đặc biệt đã giúp tỉnh Lào Cai sở hữu những vùng chuyên canh lúa đặc sản nổi tiếng.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

Hội tụ đủ ba tiêu chí thiết thực: Mua dễ nhờ ưu đãi chồng ưu đãi, lái dễ vì xe nhỏ gọn, và chi phí sử dụng cực thấp, VinFast VF 3 đang trở thành lựa chọn hàng đầu để người trẻ “lên đời” 4 bánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 16/7, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa, nắm bắt tiến độ và đối thoại trực tiếp với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại các xã Khánh Hòa, Mường Lai và Lục Yên.

fb yt zl tw