Văn Bàn: Hội thảo xây dựng nhãn hiệu lợn đen bản địa và cá nước lạnh

LCĐT - Sáng 24/11, UBND huyện Văn Bàn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Viện Khoa học và Công nghệ phát triển Nông lâm nghiệp tổ chức Hội thảo xây dựng nhãn hiệu tập thể “Lợn đen bản địa Văn Bàn” và xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cá nước lạnh Văn Bàn”.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 30 đại biểu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có sản phẩm tham gia dự án.
Hội thảo có sự tham gia của hơn 30 đại biểu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có sản phẩm tham gia dự án.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được đại diện Ban Chủ nhiệm của 2 dự án (xây dựng nhãn hiệu tập thể “Lợn đen bản địa Văn Bàn” và xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cá nước lạnh Văn Bàn”) trình bày các nội dung: Thống nhất tổ chức chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận; xác định các tiêu chí chứng nhận sản phẩm; thiết kế, lựa chọn, thống nhất logo nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận; thống nhất bản đồ vùng sản xuất sản phẩm; quy chế quản lý sử dụng nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.

Các nội dung trình bày nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sở hữu trí tuệ, chủ động xây dựng, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ; ngăn chặn những hành vi xâm phạm, sử dụng trái phép đối với sản phẩm đã được bảo hộ, góp phần gia tăng giá trị kinh tế của hàng hóa, dịch vụ và mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh.

Tại hội thảo đã có 12 lượt ý kiến đóng góp từ các đại biểu tập trung vào các nội dung: Xác định rõ nguồn giống lợn đen Văn Bàn; chỉnh sửa hình ảnh logo; thống nhất quy chế đăng ký, quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể cho 2 sản phẩm lợn đen và cá nước lạnh. Bên cạnh đó, hội thảo đã thống nhất giao cho Hội Nông dân huyện Văn Bàn là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể “Lợn đen và Cá nước lạnh Văn Bàn”.

Việc đăng ký nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận sẽ là một công cụ hữu hiệu cho sự phát triển, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương, đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

fbytzltw