UBND tỉnh họp bàn về Đề án tổ chức Lễ hội sông Hồng

Sáng 13/12, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị họp bàn về Đề án tổ chức Lễ hội sông Hồng. Nếu đề án được phê duyệt triển khai thì từ năm 2024 trở đi, tỉnh Lào Cai sẽ thường niên tổ chức Lễ hội sông Hồng.

Cùng dự hội nghị có các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và lãnh đạo thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, Bảo Yên.

a1-903.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, Lào Cai là vùng đất cửa ngõ của đất nước, nơi đầu nguồn của dòng sông Hồng chảy vào đất Việt. Do đó, việc nghiên cứu, tổ chức Lễ hội sông Hồng tại tỉnh Lào Cai là rất quan trọng, qua đó sẽ tôn vinh được các giá trị lịch sử, tôn vinh các nền văn hóa, văn minh dọc sông Hồng và tăng cường giáo dục truyền thống, liên kết phát triển kinh tế - xã hội, du lịch giữa Lào Cai và các tỉnh, giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Để hoàn thiện các nội dung của Đề án tổ chức Lễ hội sông Hồng và việc tổ chức các sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội với nội dung hấp dẫn, xuyên suốt và duy trì thường xuyên được đặt ra hết sức cấp thiết. Đề nghị các đại biểu nghiên cứu, thảo luận đóng góp ý kiến.

a3-2342.jpg
Đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đơn vị tư vấn giới thiệu về khung kịch bản Lễ hội sông Hồng năm 2024 và phương án xây dựng các hạng mục phục vụ Lễ hội sông Hồng năm 2024.

a0-3556.jpg
Đại diện đơn vị tư vấn giới thiệu về khung kịch bản Lễ hội sông Hồng năm 2024.

Theo đó, Lễ hội sông Hồng năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức tại thành phố Lào Cai trên không gian hai bờ sông Hồng từ cầu Cốc Lếu đến cầu Phố Mới với sân khấu được thiết kế hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Lào Cai; trở thành sự kiện tiêu biểu về văn hóa, lịch sử và du lịch của tỉnh đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân và du khách khi về với “Sông đầu nguồn, núi tuyệt đỉnh” của Lào Cai. Qua đó, tăng cường liên kết, giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế, du lịch; kết nối giao thương của các tỉnh phía Tây Bắc, các tỉnh dọc sông Hồng của Việt Nam với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; góp phần thực mục tiêu đến năm 2025, Lào Cai trở thành điểm đến hấp dẫn của khu vực miền núi phía Bắc và là một trong 10 điểm đến của Việt Nam được du khách yêu thích.

a8-5182.jpg
Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao trình bày nội dung Đề án tổ chức Lễ hội sông Hồng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến cho Đề án và các phương án tổ chức Lễ hội sông Hồng.

Hầu hết các ý kiến đều khẳng định việc xây dựng Đề án tổ chức Lễ hội sông Hồng quy mô cấp tỉnh, mang thương hiệu gắn với dòng sông Hồng lịch sử tại Lào Cai là rất cần thiết vừa khẳng định vị trí chiến lược, đầu cầu của tỉnh Lào Cai trong suốt chiều dài lịch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc, giao lưu phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội; vừa làm nổi bật những giá trị đặc sắc của văn hóa, con người Lào Cai gắn liền với dòng sông Hồng.

a4-337.jpg
Đại diện Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát biểu ý kiến.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất bổ sung thêm một số nội dung, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch… nằm trong khuôn khổ Lễ hội; địa điểm, thời gian tổ chức và công tác chuẩn bị sân khấu, tuyên truyền quảng bá…

a5-6705.jpg
Đại diện Sở Du lịch phát biểu ý kiến.
a6-9354.jpg
Đại diện UBND thành phố Lào Cai phát biểu ý kiến.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Tỉnh sẽ lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức để triển khai thực hiện Đề án Lễ hội sông Hồng, xây dựng thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu để tổ chức quảng bá về Lễ hội sông Hồng năm 2024.

a2-3992.jpg
Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận hội nghị.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các sở, ban, ngành và địa phương liên quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các nội dung để hoàn thiện Đề án Lễ hội sông Hồng. Yêu cầu thành phố Lào Cai khẩn trương triển khai công tác giải phóng mặt bằng, chỉnh trang bãi bồi và không gian công cộng hai bên sông Hồng (hệ thống chiếu sáng, cây xanh); có phương án cải tạo, trang trí cho cầu Cốc Lếu, Cầu Phố mới, các công viên, chợ Cốc Lếu… đúng phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Sở Văn hóa và Thể thao hoàn thiện các phương án tổ chức các sự kiện bên lề như hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch khám phá và hợp tác quốc tế; cân nhắc khi xây dựng sân khấu trên sông Hồng và việc giải phóng bãi soi, thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế và mang tính bền vững, lâu dài, phục vụ nhiều hoạt động; Sở Du lịch chủ trì tham mưu xây dựng Đề án du lịch trên sông Hồng…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Chủ trương về sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện và hợp nhất một số tỉnh không đủ tiêu chí của Trung ương đang được dư luận quan tâm, là chủ đề "nóng" bàn luận rôm rả từ vài tháng nay. Người dân đồng tình ủng hộ vì giảm gánh nặng hành chính, dành nguồn lực cho đầu tư, giúp đất nước phát triển.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh điều này tại buổi gặp mặt đông đảo các đại biểu cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh Tây Nguyên nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

fb yt zl tw