Tỷ lệ ủng hộ Nội các Nhật Bản giảm xuống 40,8%

Cuộc thăm dò của hãng tin Kyodo, Nhật Bản tiến hành trong 2 ngày cuối tuần cho thấy tỷ lệ ủng hộ Nội các của Thủ tướng Kishida Fumio đã giảm từ 47% trong cuộc thăm dò trước đó vào cuối tháng 5 xuống 40,8%, trong khi tỷ lệ "không ủng hộ" tăng 5,7 điểm phần trăm lên 41,6%.

Theo đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm là do tổng cộng 71,6% người được hỏi “lo lắng” hoặc “lo lắng ở một mức độ nào đó” về việc mở rộng sử dụng thẻ cá nhân My Number, trong khi 72,1% kêu gọi hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch loại bỏ thẻ bảo hiểm y tế của chính phủ và kết hợp chúng vào thẻ cứng My Number vào mùa thu năm sau. Hệ thống thẻ My Number ra mắt vào năm 2016 gồm 12 chữ số được cấp cho mỗi công dân và người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản để liên kết nhiều loại dữ liệu cá nhân, bao gồm thông tin về thuế và an sinh xã hội.

Ngoài ra, về chính sách chăm sóc trẻ em, một trong những trọng tâm ưu tiên của thủ tướng Kishida, dường như cũng không giúp tăng xếp hạng của Nội các, với 66,3% số người được khảo sát cho biết “không kỳ vọng” hoặc “không kỳ vọng nhiều” từ kế hoạch tăng chi tiêu cho chăm sóc trẻ em để làm chậm tỷ lệ sinh đang giảm nhanh chóng của chính phủ.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (giữa, hàng trước) cùng các thành viên nội các chụp ảnh chung tại Tokyo ngày 10/8/2022.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (giữa, hàng trước) cùng các thành viên nội các chụp ảnh chung tại Tokyo ngày 10/8/2022.

Về tỷ lệ ủng hộ đối với các đảng chính trị, 35,5% cho biết họ ủng hộ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, tiếp theo là 13,6% và 8,1% đối với Đảng Duy Tân Nhật Bản đối lập và Đảng Dân chủ Lập hiến đối lập chính của Nhật Bản. Hơn 26% cho biết họ không ủng hộ bất kỳ đảng phái chính trị nào.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

fb yt zl tw