Từng bừng Lễ hội đền Làng Lúc

Ngày 16/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên) phối hợp với Ban Quản lý di tích và Phát triển du lịch huyện Bảo Yên tổ chức Lễ hội đền Làng Lúc xuân Giáp Thìn 2024.

luc2.JPG
Quang cảnh lễ hội.

Lễ hội đền Làng Lúc được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Đây là ngày kỵ của ba vị Thành hoàng làng và cũng là ngày tổ chức Lễ hội xuống đồng (Lồng tồng). Lễ hội được tổ chức nhằm cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, chăn nuôi phát triển.

luc93.jpg
Luc3.JPG
Màn múa trống đặc sắc.
luc4.JPG
luc5.JPG
Nhiều tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc do chính người dân các thôn, bản của xã Bảo Hà biểu diễn.

Lễ hội xuống đồng của người Tày ở bản Lúc, xã Bảo Hà từ lâu đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng - một lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa khuyến nông sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai hoang, mở mang ruộng đồng, đề cao quan niệm "lấy nông nghiệp làm căn bản, coi nông nghiệp là nền tảng ổn định đất nước, ổn định xã hội".

luc94.jpg
Rước lễ lên đền.
luc99.jpg
Các đại biểu dâng hương.

Vào ngày hội, các gia đình trong bản sẽ chuẩn bị mâm lễ để cùng nhau dâng lên các vị Thành hoàng làng và thần linh, cầu mong một năm "ngũ cốc phong đăng", "người yên, vật thịnh".

luc8.JPG
luc96.jpg
Người dân vui mừng tham gia phần thi ném còn.

Lễ hội được tổ chức gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Sau phần lễ với những nghi thức trang trọng (rước lễ, dâng hương) là phần hội với phần thi cày ruộng, chơi ném còn, kéo co... tạo không khí vui tươi, phấn khởi đầu xuân năm mới.

luc91.JPG
luc9.JPG
Phần thi cày ruộng.

Lễ hội đền Làng Lúc xuân Giáp Thìn 2024 là dịp để Nhân dân và du khách thập phương đến dâng hương, tham quan, chiêm bái ngôi đền linh thiêng - đền Làng Lúc và cùng nhau hòa vào những hoạt động vui xuân, xuống đồng, đón năm mới bình an, no ấm.

luc6.JPG
Người dân tham gia ngày hội.
luc92.JPG
Du khách dâng lễ tạ sau khi ném thủng vòng còn.
luc97.jpg
luc98.jpg
Phần thi kéo co sôi nổi.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Đồ cũ trong không gian mới

Đồ cũ trong không gian mới

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

[Ảnh] Đặc sắc văn hóa dân tộc Xá Phó ở Sa Pa

[Ảnh] Đặc sắc văn hóa dân tộc Xá Phó ở Sa Pa

Tại thị xã Sa Pa, người Xá Phó sống quần cư ở xã Liên Minh (trước là xã Nậm Sài) với 125 hộ dân, hơn 300 nhân khẩu. Mặc dù là dân tộc có số dân ít nhất của thị xã, nhưng người Xá Phó ở Sa Pa lại có những nét văn hóa đặc sắc, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Hai nhà báo Việt Nam nhận Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024

Hai nhà báo Việt Nam nhận Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024

Diễn đàn Biên tập viên Khu vực châu Á, thuộc mạng lưới WAN-IFRA, đã công bố danh sách 23 nhà lãnh đạo trẻ triển vọng từ ngành truyền thông châu Á được chọn tham gia chương trình Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024. Trong số này, có 2 nhà báo đến từ Việt Nam là Thi Uyên, phóng viên Báo Nhân Dân, và Đậu Tiến Đạt, phóng viên Báo Thanh Niên.

fbytzltw