Huyện Si Ma Cai và Văn Bàn phát động Tết trồng cây xuân Giáp Thìn năm 2024

Trong 2 ngày 15 và 16/2, tại huyện Si Ma Cai và huyện Văn Bàn đã diễn ra Lễ phát động Tết trồng cây xuân Giáp Thìn năm 2024.

* Si Ma Cai phát động tết trồng cây và phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

Sáng 16/2, UBND huyện Si Ma Cai phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai tổ chức ra quân trồng cây Xuân Giáp Thìn năm 2024 và phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Dự buổi lễ có lãnh đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Si Ma Cai; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện và các xã, thị trấn.

si 1.jpg
Quang cảnh lễ phát động.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Si Ma Cai luôn quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp. Hằng năm, Tết trồng cây được tổ chức trong toàn huyện. Phong trào trồng cây gây rừng được cán bộ, Nhân dân tích cực hưởng ứng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

si 4.jpg
Các đại biểu trồng cây xuân Giáp Thìn.

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã được cấp ủy đảng, chính quyền tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt với các giải pháp, biện pháp cụ thể, đồng bộ, cùng với sự vào cuộc chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Năm 2023, toàn huyện đã vận động được 1.260 hộ hiến đất, với tổng diện tích gần 73 ha. Nhiều công trình, dự án đường giao thông được triển khai, với 35 tuyến có tổng chiều dài 85,6 km; tỷ lệ giảm nghèo trên 7%...

DSC_7293.JPG
Huyện Si Ma Cai đưa cây dổi ghép vào trồng thí điểm.

Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới và trồng rừng năm 2024, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Si Ma Cai yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc, với giải pháp đồng bộ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, Nhân dân tích cực tham gia trồng, bảo vệ rừng và xây dựng nông thôn.

DSC_7335.JPG
Các lực lượng tham gia trồng cây đầu xuân.

Tại lễ phát động, đại biểu và các lực lượng đã ra quân trồng 1 ha cây dổi ghép giúp các hộ dân thôn Đội 2, xã Nàn Sán xây dựng mô hình sinh kế, vươn lên thoát nghèo. Trong năm 2024, huyện Si Ma Cai phấn đấu sẽ trồng mới 100 ha rừng; nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 44%.

* Văn Bàn phát động tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Giáp Thìn 2024

Ngày 15/2, UBND huyện Văn Bàn tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại trụ sở hợp khối các cơ quan huyện Văn Bàn.

Dự lễ phát động có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện...

v1.jpg
Đại biểu tham gia trồng cây.

Tại lễ phát động đã kêu gọi các cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ, các ngành, đoàn thể, Nhân dân trong huyện hăng hái hưởng ứng và tham gia Tết trồng cây, trồng rừng, với phương châm “Trồng cây nào, sống cây đó”, góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.

Hết năm 2023, tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn huyện Văn Bàn đạt trên 68%. Huyện phấn đấu trong dịp tết này trồng mới trên 100 nghìn cây xanh, trung bình mỗi xã trồng trên 4.500 cây...

Ngay sau lễ phát động, lãnh đạo huyện, cán bộ, công chức, viên chức huyện Văn Bàn đã tham gia trồng hơn 200 cây xanh gồm cây phượng vĩ và cây thông Caribe xung quanh trụ sở hợp khối các cơ quan huyện Văn Bàn. (Ảnh dưới)

v2.jpg

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

fb yt zl tw