Từ năm 2024 - 2026, xây dựng thành công 3 vùng an toàn dịch bệnh lở mồm, long móng cấp xã thuộc huyện Bảo Thắng

Đó là một trong những mục tiêu đề ra trong Kế hoạch số 270/KH-UBND ngày 24/5/2024 của UBND tỉnh về việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh lở mồm, long móng có sử dụng vắc-xin trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2024 - 2030.

z5474218304237_fc6e30d592fb9479fff6d8f378928137.jpg
Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh góp phần bảo vệ và phát triển chăn nuôi gia súc.

Kế hoạch đã xác định rõ, từ năm 2024 - 2026, xây dựng thành công 3 vùng an toàn dịch bệnh lở mồm long móng cấp xã thuộc huyện Bảo Thắng, gồm Xuân Quang, Phong Niên và thị trấn Nông trường Phong Hải.

Đến hết năm 2027, hoàn thành xây dựng vùng an toàn dịch bệnh lở mồm, long móng cấp huyện đối với huyện Bảo Thắng và có ít nhất 3 vùng an toàn dịch bệnh lở mồm, long móng cấp xã thuộc các huyện: Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát hoàn thành xây dựng và được Cục Thú y công nhận.

Từ năm 2028 - 2030, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh lở mồm, long móng liên huyện, gồm các huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn; có ít nhất 1 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu lợn thịt và sản phẩm từ lợn sang thị trường Trung Quốc.

z5474216852607_25df192a6604a01a9f48ba681f561b18.jpg
Chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp để bảo vệ đàn gia súc trước dịch bệnh.

Để thực hiện được mục tiêu trên, 5 giải pháp trọng tâm được đề ra. Đó là lựa chọn địa điểm và tiến độ thực hiện; tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về xây dựng vùng an toàn dịch bệnh lở mồm, long móng; củng cố, kiện toàn hệ thống thú y tại các vùng an toàn dịch bệnh; xây dựng vùng đệm; tăng cường các biện pháp quản lý trong khu vực an toàn dịch bệnh (chăn nuôi an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, tạo miễn dịch chủ động, giám sát dịch bệnh động vật, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, điều tra, báo cáo và tiêu hủy khi xảy ra ổ dịch, quản lý hồ sơ, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để xuất khẩu).

Việc xây dựng thành công vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh lở mồm, long móng cấp xã, tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện, liên huyện góp phần tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc bền vững (gia súc móng guốc chẵn), chăn nuôi theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước, hướng tới xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

fb yt zl tw