Trung Quốc xây đập tại Tây Tạng, công suất gấp 3 lần đập Tam Hiệp

Trung Quốc đã phê chuẩn dự án xây dựng đập thủy điện khổng lồ tại Tây Tạng, có thể tạo lượng điện gấp 3 lần đập Tam Hiệp.

Đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc mở cửa xả lũ năm 2020. Ảnh: THX/TTXVN
Đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc mở cửa xả lũ năm 2020. Ảnh: THX/TTXVN

Hãng thông tấn Xinhua (Trung Quốc) ngày 26/12 đưa tin, đập thủy điện “khủng” mới dự kiến được xây trên sông Yarlung Tsangpo ở khu tự trị Tây Tạng. Tổng vốn đầu tư cho con đập có thể vượt 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).

Sông Yarlung Tsangpo chảy qua Cao nguyên Tây Tạng, tạo nên hẻm núi sâu nhất Trái Đất. Sông Yarlung Tsangpo nằm ở vị trí độ cao gần 5.000 mét so với mực nước biển, khiến nó trở thành con sông cao nhất thế giới.

Con sông sau đó chảy vào Bangladesh và hai tiểu bang Arunachal Pradesh cùng Assam của Ấn Độ, nơi nó được gọi là sông Brahmaputra.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin, như vậy, con đập này sẽ được xây dựng tại một trong những khu vực có nhiều mưa nhất tại Trung Quốc đại lục.

Dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra gần 300 tỷ kWh hằng năm. Ngược lại, Đập Tam Hiệp, hiện đạt tổng công suất tối đa có thể sản xuất trong điều kiện hoạt động lý tưởng là 88,2 tỷ kWh.

Khi Đập Tam Hiệp được xây dựng, hơn 1,4 triệu người đã buộc phải di dời. Trong khi đó, khu vực dự kiến xây đập mới được đánh giá thưa thớt dân cư hơn. Theo tờ Global Times, con đập mới sẽ nằm tại huyện Medog nơi có dân số khoảng 14.000 người.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

fb yt zl tw