Trung Quốc muốn mở rộng hợp tác sản xuất năng lượng tái tạo với Việt Nam

Tổng thư ký Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc - Việt Nam đề nghị hai bên thúc đẩy xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh để nâng

(KTSG Online) – Tổng thư ký Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc – Việt Nam đề nghị hai bên thúc đẩy xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh để nâng cao hiệu suất thông quan. Đồng thời hai bên mở rộng hợp tác về phát triển xanh, kinh tế số, phát triển năng lượng mới như điện gió, điện mặt trời…

Một dự án điện gió tại Việt Nam.

Đây là thông tin tại cuộc hội đàm giữa Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Tổng thư ký Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc và trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung, Tổng thư ký Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc – Việt Nam diễn ra hôm 4/2.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam; tạo điều kiện sớm thành lập các văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu, Thành Đô và Nam Kinh; sớm ký kết thỏa thuận khung về thương mại gạo…

Cùng với đó là đề nghị hai bên mở rộng hợp tác đầu tư, hướng dẫn cho doanh nghiệp liên quan tháo gỡ vướng mắc kéo dài tại một số dự án công nghiệp như mở rộng giai đoạn II nhà máy gang thép Thái Nguyên, đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc. Đồng thời đẩy nhanh các dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam, trong đó có dự án xây dựng cơ sở 2 bệnh viện y dược học cổ truyền và các dự án y tế, giáo dục, dân sinh.

Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung đề nghị, hai bên đẩy nhanh xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh để nâng cao hiệu suất thông quan, hạn chế tình trạng ùn tắc hàng hóa ở các cửa khẩu biên giới. Đồng thời cả hai nước mở rộng hợp tác về phát triển xanh, kinh tế số, phát triển năng lượng mới như điện gió, điện mặt trời…

Ông cũng khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu nông sản chất lượng cao của Việt Nam, thúc đẩy quy trình cấp phép nhập khẩu chính thức cho dừa tươi, các loại hoa quả có múi, bơ của Việt Nam.

Thông tin thêm tại hội đàm, Việt Nam – Trung Quốc đã có những thảo luận về biện pháp để cụ thể hóa và thực hiện nhận thức chung cấp cao. Trong đó, quan trọng nhất là Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược. Bên cạnh đó, hai bên thống nhất sẽ mở rộng hợp tác kinh tế – thương mại; kết nối giao thông; thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch; tiếp tục quản lý tốt biên giới trên đất liền, xử lý xong các vụ việc tồn đọng hoặc nảy sinh ở biên giới theo đúng các văn kiện, thỏa thuận đã trao đổi.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw