Trung Quốc lần đầu tiên phóng vệ tinh thử nghiệm có thể tái sử dụng và thu hồi

Tối 27/9, Trung Quốc đã phóng thành công Thực Tiễn-19 (Shijian-19) - vệ tinh thử nghiệm có thể tái sử dụng và thu hồi đầu tiên của nước này - vào không gian. 

Tên lửa Trường Chinh-2D mang theo vệ tinh Thực Tiễn-19 được phóng từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc Trung Quốc.

Vệ tinh Thực Tiễn-19 đã đạt được nhiều đột phá về công nghệ và được kỳ vọng sẽ nâng cao đáng kể trình độ kỹ thuật, cũng như hiệu quả ứng dụng của các vệ tinh có thể thu hồi của Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu cũng sẽ sử dụng vệ tinh có thể tái sử dụng này để thực hiện các thí nghiệm không gian và thúc đẩy phát triển các công nghệ không gian mới, đóng góp vào các lĩnh vực như khoa học vi trọng lực và khoa học sự sống trong không gian.

Theo kế hoạch, vệ tinh Thực Tiễn-19 cũng sẽ tiến hành các thí nghiệm về nhân giống trong không gian, nhằm đẩy nhanh quá trình đổi mới nguồn gene.

Vệ tinh này mang theo các trọng tải từ 5 quốc gia, trong đó có Thái Lan và Pakistan, nhằm thực hiện hợp tác quốc tế trên diện rộng.

Đây là sứ mệnh bay thứ 537 của dòng tên lửa Trường Chinh.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

fb yt zl tw