Trời rét, bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu đột quỵ

Trong những ngày giá rét, bác sĩ hướng dẫn cách dự phòng, nhận biết và xử trí bệnh đột quỵ, nhất là với người già.

Về ảnh hưởng của trời lạnh dễ gây ra đột quỵ, TS.BS Mai Đức Thảo, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị giải thích: “Khi trời lạnh, nhiệt độ môi trường giảm sâu, sẽ có hiện tượng co mạch, giữ ấm cho cơ thể làm cho huyết áp tăng lên. Nhất là với người già, khi chuyển môi trường đột ngột từ nơi ấm sang nơi lạnh dễ làm tăng huyết áp khiến nguy cơ đột quỵ tăng lên. Nhất là với những người có sẵn bệnh nền tăng huyết áp, béo phì, rối loạn chuyển hóa không có sự kiểm soát, phòng chống, nguy cơ đột quỵ sẽ càng cao hơn”.

Theo đó, trong thời tiết lạnh, với những người có sẵn bệnh về huyết áp, cần tuân thủ sử dụng thuốc điều trị, sử dụng đúng và theo dõi chặt huyết áp của mình. Người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như: Rượu bia, cà phê, thuốc lá, các đồ cay nóng… dễ làm kích thích tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, dù ngày lạnh, người già cũng vẫn cần vận động theo hướng vận động vừa đủ, vừa tập vừa lắng nghe cơ thể. Nhất là vào buổi sáng, khi thức dậy, người già không nên ra khỏi giường ấm ngay, mà cần nằm tại chỗ xoa chân, tay làm ấm cơ thể, bỏ chăn, mở cửa dần dần để làm quen với không khí bên ngoài trước khi ra khỏi phòng, đi tập thể dục. Người già cần khoảng thời gian vừa đủ, hợp lý để tập thể dục, thường là khoảng 20 - 30 phút với các bài tập phù hợp. Người gia cần hạn chế ra ngoài khi trời lạnh, nếu bắt buộc phải ra ngoài, cần có mũ, áo đảm bảo đủ ấm cho cơ thể.

TS.BS Mai Đức Thảo cũng hướng dẫn các dấu hiệu để nhận biết đột quỵ não (viết tắt là BE FAST), khi người dân thấy có những dấu hiệu sau cần được xử trí và đưa đến cơ sở y tế nhanh nhất có thể:

B (BALANCE): Diễn tả triệu chứng khi bệnh nhân đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.

E (EYESIGHT): Thể hiện việc bệnh nhân bị mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt.

F (FACE): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.

A (ARM): Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.

S (SPEECH): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.

T (TIME): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai một số quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế, Tổng kết tình hình thực hiện một số nghị định về bảo hiểm y tế; xin ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Thông tin từ Sở Y tế, để đáp ứng đầy đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra mùa xuân - hè và thuốc phục vụ nhu cầu dịp nghỉ lễ kéo dài (Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4, 01/5), ngành y tế sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

Những năm qua, HĐND - UBND tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng thực hiện các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút nguồn nhân lực y tế. Trong giai đoạn 2021 - 2025, đã có 1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, thu hút đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

Đáp ứng nhu cầu lọc máu cho bệnh nhân suy thận

Đáp ứng nhu cầu lọc máu cho bệnh nhân suy thận

Những năm gần đây, tỷ lệ người dân mắc bệnh lý suy thận có xu hướng gia tăng ở tất cả lứa tuổi. Trung bình mỗi năm có khoảng 600 bệnh nhân suy thận mạn được chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Để tạo thuận lợi cho người bệnh điều trị, ngành y tế tỉnh đã quan tâm mở rộng đơn vị chạy thận nhân tạo.

Chủ động phòng chống bệnh lao

Nhân ngày Thế giới phòng chống lao (24/3): Chủ động phòng chống bệnh lao

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây nhiễm nguy hiểm. Nước ta đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2035 giảm tỷ lệ người mắc bệnh xuống mức thấp nhất là 20/100.000 người. Người mắc bệnh lao nếu được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn, giúp ngăn chặn nguồn lây lan tại cộng đồng. Do đó, các hoạt động phòng chống lao được ngành y tế và các địa phương quan tâm triển khai.

fb yt zl tw