Triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên toàn quốc

Ngày 25/2, theo thông tin từ Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, trong giai đoạn 2025 - 2027, Trung ương Hội sẽ triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên phạm vi toàn quốc.

Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam sẽ triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên phạm vi toàn quốc. Ảnh minh họa
Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam sẽ triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên phạm vi toàn quốc. Ảnh minh họa

Phong trào được phát động trong đoàn viên, thanh niên nhằm phát huy tinh thần xung kích và đóng góp của tuổi trẻ Việt Nam trong quá trình tham gia hỗ trợ nâng cao năng lực số, khả năng sử dụng các thiết bị và ứng dụng số cho người dân.

“Bình dân học vụ số” là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng số thiết yếu cho người dân, đặc biệt là người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc người ít tiếp xúc với công nghệ, giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống. Qua đó nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm mới và hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; góp phần tham gia xây dựng chính phủ số, xã hội số, kinh tế số, công dân số, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW; khẳng định vai trò tiên phong, xung kích, sáng tạo của thanh niên, của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong kỷ nguyên số của đất nước.

Các cấp bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam sẽ triển khai thực hiện phong trào. Đối tượng thụ hưởng là người dân có nhu cầu tìm hiểu, cập nhật, nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, như: thanh niên, học sinh, sinh viên cần trang bị kỹ năng số để học tập, nghiên cứu, công tác; cán bộ, công chức, viên chức cần cập nhật kiến thức số để phục vụ công tác; người lao động, công nhân, nông dân cần nâng cao kỹ năng số để thích ứng với công việc, tiếp cận thương mại điện tử; người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc người ít tiếp xúc với công nghệ...

Theo đó, các cấp bộ Hội sẽ tổ chức một số mô hình điểm tại các địa bàn có điều kiện đặc thù như khu vực đông dân cư; vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, biển đảo; khu công nghiệp; khu vực còn thiếu hạ tầng về công nghệ... Năm 2025, phong trào được tập trung triển khai cao điểm trong Tháng Thanh niên và thời gian diễn ra Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè.

Các hoạt động của đội hình “Bình dân học vụ số” thực hiện theo sự hướng dẫn, điều phối chung của Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cùng cấp, tập trung vào các nội dung: Tuyên truyền, hỗ trợ phổ cập cho người dân và thanh thiếu nhi các kiến thức, kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin; tổ chức các khóa học trực tiếp và trực tuyến về kỹ năng số thiết yếu; hướng dẫn, phổ cập người dân sử dụng máy tính, các thiết bị thông minh, mạng xã hội; hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến và tương tác với chính quyền qua nền tảng số.

Bên cạnh đó, các đội hình “Bình dân học vụ số” sẽ hướng dẫn người dân truy cập internet và các kỹ năng số thiết yếu (sử dụng phần mềm và mạng xã hội) một cách văn minh, bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin ở mức cơ bản, tránh lừa đảo số; nhận diện, phòng ngừa thông tin xấu, độc trên không gian số; hướng dẫn người dân, hộ gia đình tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín của các doanh nghiệp trong nước, các kỹ năng bán hàng qua sàn thương mại điện tử; kỹ năng thanh toán điện tử không dùng tiền mặt và các ứng dụng số khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện của địa phương; tổ chức các lớp “Bình dân học vụ số” tùy vào điều kiện thực tế và nhu cầu tại địa phương, đơn vị…

"Bình dân học vụ số" là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Có thể hiểu "Bình dân học vụ số" là chương trình phổ cập kiến thức và kỹ năng số cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên nông thôn, công nhân, người lao động phổ thông, người lớn tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ tiếp cận, sử dụng, ứng dụng công nghệ số vào đời sống, công việc và sản xuất kinh doanh nhằm góp phần đạt được mục tiêu kép: vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cần tranh thủ, khôn khéo, thông minh, linh hoạt, hiệu quả để triển khai thực hiện phù hợp

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06: Cần tranh thủ, khôn khéo, thông minh, linh hoạt, hiệu quả để triển khai thực hiện phù hợp

Sáng 18/3, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 14/3/2025 về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại các bộ, ngành, địa phương năm 2025 và những năm tiếp theo.

Thủ tướng: Bạn bè quốc tế hãy hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước

Thủ tướng: Bạn bè quốc tế hãy hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước

Sáng 14/3, dự Diễn đàn chính sách “Việt Nam chủ động phát triển ngành Công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới” trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025 (AISC 2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn bạn bè quốc tế hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước.

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Mùa lễ hội năm 2025 đã đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ khi công nghệ số được áp dụng rộng rãi vào các hoạt động tổ chức và quản lý. Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của du khách, những ứng dụng công nghệ như vé điện tử, thanh toán không tiền mặt, thực tế ảo đã góp phần tạo nên một mùa lễ hội minh bạch, an toàn và hiện đại hơn.

Xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”

Xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”

Triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp tổ chức nhiều đội hình thanh niên tình nguyện, mở các lớp học, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng số thiết yếu cho người dân, nhất là người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người ít tiếp xúc với công nghệ.

AI - Động lực mới để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

AI - Động lực mới để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo Google, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành "người hùng" mới của kinh tế Việt Nam khi có tiềm năng đóng góp 79,3 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP. Từ chiến lược quốc gia đến những bước đi của doanh nghiệp công nghệ, Việt Nam không chỉ mơ ước mà đã hành động để biến AI thành động lực tăng trưởng.

fb yt zl tw