Triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng

Bộ Công Thương yêu cầu tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng và các điểm mới của Luật bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chống hàng giả góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch (kèm theo Quyết định số 2720/QĐ-BCT ngày 17/10) thực hiện Quyết định số 1012/QĐ-TTg về triển khai thi hành Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng.

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng và các điểm mới của Luật bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế.

Tổ chức rà soát văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các bộ, ngành và địa phương về công tác bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng, đồng thời, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương tổ chức rà soát văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng.

Cùng với đó, tổng hợp kết quả rà soát và đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Tại Kế hoạch này, Bộ Công Thương giao Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ, xây dựng Quyết định của Thủ tướng ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký theo hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung.

Bên cạnh đó, rà soát, tổng kết việc thực hiện Quyết định 1157/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025.

Người tiêu dùng mua hàng tại các siêu thị.

Ngoài ra, tổ chức xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai thực hiện Chương trình cấp Quốc gia về bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm các nội dung quan trọng như: Sản xuất và Tiêu dùng bền vững; thực hành kinh doanh có trách nhiệm; Chương trình doanh nghiệp vì người tiêu dùng; Tăng cường năng lực cho cơ quan Quản lý Nhà nước và Tổ chức Xã hội tham gia bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng…

Bộ Công Thương giao Tổng cục Quản lý Thị trường phối hợp với Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Vụ Pháp chế xây dựng Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng…

vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Trải qua vô số thăng trầm và biến thiên của lịch sử, vàng vẫn có những lợi thế như là một công cụ phòng ngừa lạm phát đáng tin cậy, hiếm và hữu hạn cũng như có mối tương quan tương đối thấp với các tài sản khác.

Lào Cai tăng cường hội nhập, nâng tầm vị thế

Lào Cai tăng cường hội nhập, nâng tầm vị thế

Ðể hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn chủ động tăng cường đối ngoại, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương, các nước trên thế giới trên nhiều lĩnh vực; qua đó, vừa góp phần quảng bá về vùng đất, con người nơi đây, vừa huy động được nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội địa phương, bảo đảm an ninh quốc phòng, toàn vẹn lãnh thổ.

Giảm thiểu rủi ro giao dịch không tiền mặt

Giảm thiểu rủi ro giao dịch không tiền mặt

Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn cầu, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (quét mã QR, chuyển khoản...) ngày càng trở nên phổ biến trong các giao dịch, đời sống hàng ngày ở Việt Nam. Được đánh giá mang lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, song loại hình thanh toán này cũng đặt ra vấn đề về an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và ngân hàng.

Phân loại rác thải sinh hoạt còn nhiều khó khăn

Phân loại rác thải sinh hoạt còn nhiều khó khăn

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định chậm nhất là ngày 31/12/2024 hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Để thực thi các quy định này, tỉnh Lào Cai đã sớm triển khai đồng bộ các quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Tuy nhiên, thực trạng tại các địa phương cho thấy để đưa chính sách vào cuộc sống còn nhiều khó khăn.

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Trước thông tin này, nhiều cán bộ, công chức, viên chức rất phấn khởi. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, lương chưa tăng nhưng giá các mặt hàng thiết yếu đã có xu hướng tăng.

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Nhiều chỉ dấu tích cực

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Nhiều chỉ dấu tích cực

Tháng 6/2024, kinh tế Việt Nam đón nhận nhiều thông tin tích cực. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II dự kiến tăng trưởng vừa phải, nhờ sự khởi sắc trong xuất khẩu và sản xuất công nghiệp. Thị trường trái phiếu cũng đang từng bước phục hồi. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đối mặt với một số rủi ro liên quan đến áp lực giá cả, tỷ giá và nhu cầu suy giảm.

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa có văn bản yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan, đội kiểm soát hải quan phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển trái phép mặt hàng này vào Việt Nam.

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu sẽ tăng thêm 30%; lương cho người nghỉ hưu tăng 15%. Đợt cải cách tiền lương này được rất nhiều công chức, viên chức, người nghỉ hưu trông chờ. Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

fb yt zl tw