Trào lưu văn hóa - du lịch thúc đẩy làn sóng tiêu dùng mới tại Trung Quốc

Các không gian văn hóa đô thị như nhà sách, bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, chợ truyền thống và các khu phố cổ cũng trở thành những điểm đến mới cho du lịch nghỉ dưỡng.

2.jpg
Mua sắm tại Pang Dong Lai.

Những năm gần đây, thói quen tiêu dùng trong lĩnh vực văn hóa-du lịch đã có những thay đổi đáng kể.

Động lực tiêu dùng trở nên đa dạng hơn và các khu du lịch không còn là lựa chọn duy nhất của du khách.

Các không gian văn hóa đô thị như nhà sách, bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, chợ truyền thống và các khu phố cổ cũng trở thành những điểm đến mới cho du lịch nghỉ dưỡng.

Các khu chợ văn hóa phi vật thể, trải nghiệm du lịch nhập vai, các cửa hàng đồ chơi theo phong cách trẻ trung đang trở nên phổ biến. Các dự án thương mại sáng tạo như Pang Dong Lai hay Wen He You thu hút sự quan tâm mạnh mẽ, trong khi các khu phức hợp văn hóa - thương mại - thể thao - du lịch trở thành lựa chọn hàng đầu cho các hoạt động giải trí.

Những thay đổi này phản ánh sự dịch chuyển của nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc. Khi mức sống được nâng cao, người dân quan tâm nhiều hơn đến trải nghiệm cá nhân, giá trị văn hóa, mở rộng hiểu biết và kết nối xã hội khi tiêu dùng trong lĩnh vực văn hóa - du lịch. Để đáp ứng nhu cầu mới này, ngành văn hóa - du lịch của Trung Quốc đang phát triển theo hướng kết hợp đa ngành.

Ông Tăng Bác Vĩ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách du lịch Trung Quốc nhận định, việc kết hợp văn hóa - du lịch với công nghệ, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thể thao và giáo dục sẽ không chỉ tạo ra nhiều lựa chọn mới cho người tiêu dùng mà còn giúp văn hóa - du lịch đóng vai trò quan trọng hơn trong các chiến lược phát triển quốc gia và khu vực.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Tôn Nghiệp Lễ, nhiều mô hình mới đang xuất hiện như du lịch ngắm cảnh từ trên cao, du lịch biển, trải nghiệm du lịch nhập vai.

Để hỗ trợ sự phát triển của các loại hình này, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc sẽ thực hiện chính sách quản lý linh hoạt, thúc đẩy sự kết hợp giữa doanh nghiệp văn hóa-du lịch với công nghệ, để ngành này liên tục tạo ra những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn hơn.

Tháng Ba vừa qua, các tỉnh Sơn Đông, Vân Nam đã lần lượt khai trương những “chuyến tàu mùa xuân” dành riêng cho người cao tuổi.

Theo thống kê của Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc, trong năm 2024, hệ thống đường sắt nước này đã tổ chức các chuyến tàu du lịch đặc biệt với hơn 1 triệu lượt khách, trong đó 80% là người cao tuổi.

Để mở rộng lựa chọn du lịch cho nhóm khách này, một số công ty lữ hành đã hợp tác với các trường đại học dành cho người cao tuổi, triển khai các chương trình du lịch kết hợp học tập, như khóa học nhiếp ảnh du lịch, trải nghiệm di sản văn hóa phi vật thể…, được người cao tuổi đón nhận nồng nhiệt.

Bên cạnh đó, nhóm khách hàng “9X” và “00X” (thế hệ 9X và 10X) đang trở thành lực lượng dẫn dắt xu hướng tiêu dùng văn hóa-du lịch: Nhóm khách hàng này có xu thế ưa chuộng văn hóa truyền thống, thích trải nghiệm công nghệ mới, ưu tiên các sản phẩm mang tính cá nhân hóa, tạo niềm vui cho bản thân và dễ bị ảnh hưởng bởi các nền tảng mạng xã hội.

Giáo sư Tống Tư Căn, Đại học Công nghệ Ứng dụng Thượng Hải, nhận định tiêu dùng văn hóa-du lịch đang trở nên phân hóa mạnh mẽ theo từng nhóm khách hàng khác nhau. Để phát triển các điểm tăng trưởng mới, cần hiểu rõ nhu cầu cụ thể của từng đối tượng khách hàng, ra mắt sản phẩm phù hợp với thị hiếu của từng nhóm khách và tận dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm du lịch. Công nghệ sẽ trở thành công cụ quan trọng trong việc đổi mới sản phẩm du lịch, giúp nâng cấp các dự án hiện có, tạo ra các mô hình du lịch nhập vai, đồng thời xây dựng những thương hiệu du lịch có sức hút mạnh mẽ.

Để kích thích tiêu dùng văn hóa - du lịch, ngoài việc nâng cấp sản phẩm và dịch vụ, cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân tham gia du lịch. Ví dụ, hiện nay, người lao động chỉ có thể đi du lịch vào các dịp nghỉ lễ, dẫn đến tình trạng quá tải và giảm chất lượng trải nghiệm. Do đó, cần có kế hoạch hành động đặc biệt để thúc đẩy tiêu dùng như khuyến khích nghỉ phép linh hoạt kết hợp với các kỳ nghỉ ngắn và mở rộng thời gian hoạt động của các điểm du lịch.

Những biện pháp này sẽ giúp nhiều người có cơ hội khám phá văn hóa và lịch sử, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành văn hóa-du lịch trong tương lai.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vành đai di sản của Tây Bắc

Vành đai di sản của Tây Bắc

Sau khi sáp nhập, Lào Cai và Yên Bái sẽ hình thành “vành đai di sản” kéo dài từ đỉnh Fansipan đến lòng hồ Thác Bà để hướng tới vùng du lịch trọng điểm.

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Lĩnh vực du lịch cao cấp đang dịch chuyển từ mô hình nghỉ dưỡng đơn thuần sang các hình thức trải nghiệm gắn liền với văn hóa, lịch sử và tự nhiên. Trong đó, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng nằm gần các Di sản Thế giới được UNESCO ghi danh đang ngày càng thu hút nhóm khách hàng trung lưu và thượng lưu.

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Khoảng 100m đường địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) đã được phục chế, nâng cấp, mở cửa cho khách tham quan miễn phí. Nơi đây được đào năm 1947 làm căn cứ cách mạng phục vụ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc, thúc đẩy thu hút du khách trong nước và quốc tế, thị xã Sa Pa sẽ tổ chức chuỗi sự kiện lễ hội cấp tỉnh, với chủ đề: Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”.

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Kinh tế đêm là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao trải nghiệm cho du khách, tăng doanh thu cho ngành du lịch. Thế nhưng hiện tại, các hoạt động kinh tế về đêm tại Sa Pa vẫn còn manh mún, chưa khai thác hết lợi thế sẵn có. Do vậy, chính quyền địa phương đang từng bước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đêm bền vững, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch.

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến ở nước ngoài được du khách Nga lựa chọn.

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

fb yt zl tw