Trải nghiệm không khí đón xuân tại "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025"

Từ ngày 1/12/2024 - 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”. Hoạt động có sự tham gia của gần 200 đồng bào các dân tộc đến từ nhiều địa phương.

Đồng bào các dân tộc tham gia hoạt động tại Chợ phiên vùng cao. Ảnh: Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam
Đồng bào các dân tộc tham gia hoạt động tại Chợ phiên vùng cao. Ảnh: Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam

Điểm nhấn đáng chú ý trong tháng 12 là chương trình “Chào năm mới 2025” với nhiều hoạt động như: Tái hiện Tết Nào Pê Chầu của dân tộc Mông, tỉnh Điện Biên, giới thiệu tới du khách một nét đẹp trong Tết cổ truyền có từ lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng thờ vạn vật hữu linh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của đồng bào Mông.

Theo đó, bên cạnh việc tận hưởng không khí ngày Tết của đồng bào Mông, du khách còn có cơ hội tìm hiểu và khám phá di sản văn hóa phi vật thể thông qua các nghi lễ trong ngày Tết của đồng bào dân tộc Mông; thưởng thức ẩm thực mang đậm hương vị truyền thống, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mông; lắng nghe tiếng khèn, tiếng sáo cùng những giai điệu dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian của đồng bào Mông qua chương trình dân ca dân vũ “Bản Mông vui đón Tết”.

Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc cũng được tổ chức trong tháng 12 để chào đón năm mới 2025 như: Chương trình dân ca, dân vũ chủ đề “Niềm vui đón năm mới” thể hiện niềm vui hân hoan đón chào năm mới của đồng bào các dân tộc, trong đó tái hiện không khí vui tươi ngày đầu năm mới, cùng nhau giao lưu, nhảy múa, ca hát; giới thiệu một số nét văn hóa truyền thống nghề dệt của các nhóm đồng bào Tây Nguyên (Tà Ôi, Ê Đê, Ba Na), nghệ thuật đan lát của đồng bào Gia Rai, Cơ Tu...

Chương trình “Món ngon vùng miền - Chào năm mới 2025” giới thiệu “Mâm cơm đoàn kết” đón chào năm mới 2025 cũng là một trong những hoạt động đáng chú ý trong tháng 12. Theo đó, mỗi làng có 1 đồng bào giới thiệu món ăn đặc trưng của dân tộc trong ngày lễ, Tết. 16 nhóm đồng bào sẽ chuẩn bị 16 món ăn mang đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc mình để giới thiệu với du khách với mong ước cầu cho một năm mới đủ đầy…

Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ có hoạt động tái hiện không gian “Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025”. Theo đó, các hoạt cảnh không gian chợ phiên kết hợp giữa không khí vui tươi xuống chợ của đồng bào cùng hoạt động văn hóa như múa khèn, giã bánh giày với chàng trai, cô gái dân tộc Mông; các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian (đẩy gậy, kéo co, ném còn…); thưởng thức ẩm thực dân tộc, sản vật địa phương, nghề thủ công truyền thống… mang đậm sắc màu văn hóa của các dân tộc Mông, Dao, Thái (Thanh Hóa) và nhóm đồng bào phía Bắc đang hoạt động hàng ngày tại Làng.

Không gian chợ phiên với hơn 50 gian hàng giới thiệu sản vật địa phương tại khu vực chợ vùng cao, giới thiệu ẩm thực truyền thống phục vụ nhu cầu của du khách khi tham quan... Cùng với đó, không gian trưng bày tranh “Sắc màu phiên chợ” sẽ giới thiệu tới du khách những bức ảnh đẹp về vùng đất và con người của huyện miền núi xứ Thanh, cùng một số ảnh không gian văn hóa đã tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc cũng sẽ diễn ra tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong tháng 12 như giới thiệu, trình diễn: Múa khèn của dân tộc Mông, tỉnh Thanh Hóa; nghề thủ công truyền thống của các nhóm đồng bào vùng cao; Chương trình dân ca dân vũ “Sắc màu phiên chợ” của cộng đồng các dân tộc tại không gian chợ vùng cao phía Bắc; tái hiện Lễ “mừng cơm mới” của dân tộc Thái, tỉnh Thanh Hóa; tái hiện trích đoạn “Lễ hội cầu may” của các dân tộc Mông, Dao, Thái tỉnh Thanh Hóa...

Hoạt động cuối tuần tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng có nhiều chương trình đặc sắc như: Tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc đang sinh sống tại Làng; khám phá và trải nghiệm với không gian cây, hoa dịp cuối năm và đầu Xuân mới với đồng bào qua chương trình giao lưu “Sắc hoa dã quỳ” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động tại Làng; chương trình giao lưu “Mùa hoa cải về” của đồng bào các dân tộc phía Bắc đang hoạt động tại Làng…

Đại diện Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, các hoạt động được tổ chức nhằm giới thiệu các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán mang đậm nét văn hóa đầu xuân đến với du khách, giúp du khách có cơ hội hiểu thêm những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của các dân tộc; đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển dịp đầu năm mới 2025.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành giới thiệu bộ ảnh “Từ ngục tối thắng lợi trở về” được trao giải thưởng nhà nước.

Người ghi sử bằng khoảnh khắc

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, nguyên Trưởng ban Biên tập Ảnh - Thông tấn xã Việt Nam nổi tiếng với những tác phẩm ảnh 'để đời' mang tính lịch sử và giàu ý nghĩa nhân văn, thể hiện khát vọng hòa bình.
fb yt zl tw