Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria

Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 5/12 cho rằng hiện có nhu cầu cấp thiết về việc tiếp cận nhân đạo ngay lập tức với toàn bộ dân thường đang cần hỗ trợ ở Syria và quay trở lại tiến trình chính trị do LHQ bảo trợ để chấm dứt tình trạng đổ máu ở quốc gia Trung Đông này.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu trước báo giới, ông Guterres cũng hối thúc “tất cả những người có ảnh hưởng thực hiện phần việc của mình vì những người dân (Syria) đang phải chịu đựng khổ đau dai dẳng”, đồng thời tuyên bố tất cả các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ dân thường.

Theo Tổng Thư ký LHQ, tình trạng leo thang xung đột ở Syria là hậu quả của “thất bại tập thể kinh niên” trong lĩnh vực ngoại giao. Ông chia sẻ: “Sau 14 năm xung đột, đã đến lúc tất cả các bên phải nghiêm túc hợp tác với ông Geir Pedersen, Đặc phái viên của tôi về Syria, để đưa ra cách tiếp cận mới, bao trùm và toàn diện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này theo Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an”. Nghị quyết 2254 được Hội đồng Bảo an LHQ thông qua hồi năm 2015 nhằm thiết lập lộ trình cho quá trình chuyển tiếp chính trị ở Syria.

Cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã điện đàm với Tổng Thư ký LHQ Guterres. Trong cuộc điện đàm, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhận định một giai đoạn mới “được quản lý một cách yên bình” đã đạt được trong cuộc xung đột ở Syria.

Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời ông Erdogan nhấn mạnh với người đứng đầu LHQ rằng chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad cần nhanh chóng tương tác với người dân để “khẩn trương” đạt được “giải pháp chính trị” cho cuộc nội chiến. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định Ankara đang nỗ lực góp phần hạ nhiệt căng thẳng, bảo vệ dân thường và mở đường cho một giải pháp chính trị ở Syria.

Trước đó trong ngày 5/12, trước sức tiến công dữ dội của lực lượng nổi dậy tại Hama, quân đội Syria đã buộc phải tái bố trí lực lượng ở bên ngoài thành phố chiến lược này.

Về phần mình, phát biểu sau khi chiếm quyền kiểm soát thành phố Hama, thủ lĩnh phe nổi dậy Abu Mohammed al-Jolani tuyên bố lực lượng của ông sẽ “không trả thù”.

Hama có vị trí chiến lược quan trọng đối với quân đội Syria, đóng vai trò vùng đệm bảo vệ thủ đô Damascus. Những cuộc đụng độ diễn ra sau khi quân nổi dậy do các nhóm Hồi giáo dẫn đầu tiến hành chiến dịch tấn công chớp nhoáng, chỉ trong vài ngày đã chiếm được nhiều vùng lãnh thổ quan trọng, trong đó có thành phố lớn thứ hai ở Syria là Aleppo, từ chính quyền của Tổng thống al-Assad.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu nói không với rượu bia trong "Tháng Một không cồn"

Châu Âu nói không với rượu bia trong "Tháng Một không cồn"

Trong 5 năm qua, người dân ở Pháp và một số nước châu Âu đã không còn xa lạ với “Tháng Một không cồn”, nhất là giới trẻ. Đây là một phong trào cộng đồng mang tính thử thách khuyến khích người tham gia phải tìm mọi cách để không tiếp cận bia rượu và các sản phẩm có cồn trong suốt tháng Một. Chỉ tính riêng “cuộc đua” năm ngoái, đã có tới 4,5 triệu người Pháp hưởng ứng phong trào này.

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Theo mạng tin Euro News, châu Âu đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông, khi trong dịp lễ cuối năm, nhiều cuộc di chuyển và tụ họp đã trở thành chất xúc tác của dịch cúm. Từ Tây Ban Nha đến Pháp, từ Trung Âu đến Đông Âu, hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận.

Dự báo 2025: Các nền kinh tế Đông Nam Á vượt những "cơn gió ngược"

Dự báo 2025: Các nền kinh tế Đông Nam Á vượt những "cơn gió ngược"

Năm 2025 được dự báo là năm đầy thách thức đối với các quốc gia Đông Nam Á, khi các nước này tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đối mặt với suy thoái, nhiều căng thẳng địa chính trị cũng như sự phân mảnh thương mại, đặc biệt là mức thuế quan mới từ Mỹ - quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol

Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol

Theo hãng tin Yonhap, ngày 3/1, các điều tra viên và cảnh sát Hàn Quốc đã tiến vào dinh thự của Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến nỗ lực áp đặt lệnh thiết quân luật bất thành vào tháng trước. Đây là lần đầu tiên lực lượng chức năng nước này tìm cách bắt giữ một tổng thống đương nhiệm. 

10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024

10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024

Nhiều biến động trong năm 2024 làm thay đổi cục diện địa chính trị ở các khu vực cũng như quan hệ đối ngoại, phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia. Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu với bạn đọc 10 sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2024 do Báo bình chọn.

fb yt zl tw